Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – đến thế kỉ VI)
Hôm nay, chúng ta sẽ đến với bài: “Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – đến thế kỉ VI)”. Thông qua bài học, các bạn sẽ nắm được chế độ cai trị của các triều đại ohong kiến phương Bắc đối với nước ta cũng như tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – VI đã có gì thay đổi. Bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu đền với bài học.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ thứ VI
a. Chính trị
- Thế kỉ I Giao Châu gồm 9 quận
- Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.
- Chúng bắt dân ta phải nộp nhiều thứ thuế: muối, sắt, cống nạp nhiều sản vật quý, bắt cả thợ khéo tay về Trung Quốc
- Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.
=>Thắt chặt hơn bộ máy cai trị
b. Chính sách kinh tế
- Nhân dân ta phải đóng nhiều thứ thuế nhất là thuế muối và sắt
- Cống nạp sản vật quý, sản phẩm thủ công và cả thợ khéo, lao dịch
c. Văn hóa
- Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống
- Bắt nhân dân ta học chữ Hán
- Sông theo phong tục của người Hán
=> Chúng âm mưu tiếp tục đồng hóa nhân dân ta.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi ?
- Nghề sắt phát triển
- Nền nông nghiệp Giao Châu phát triển:
- Đã biết dùng trâu bò để cày bừa
- Đã có đê phòng lụt, làm thủy lợi
- Biết cấy hai vụ trong năm
- Trồng nhiều cây ăn quả với kĩ thuật sáng tạo như “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
- Chăn nuôi
- Thủ công nghiệp:
- Nghề rèn sắt, làm đồ gốm tráng men và trang trí trên gốm
- Dệt vải phát triển
- Thương nghiệp:
- Chợ làng, chợ lớn: Luy Lâu, Long Biên
- Người Trung Quốc, Ấn Độ, Gia va đến buôn bán
- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 53 – sgk lịch sử 6
Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận nào của châu Giao?
Câu 2: Trang 53 – sgk lịch sử 6
Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?
Câu 3: Trang 53 – sgk lịch sử 6
Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta?
Câu 4: Trang 53 – sgk lịch sử 6
Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 54 – sgk lịch sử 6
Trong các thế kỉ I – VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi ?
Câu 2: Trang 54 – sgk lịch sử 6
Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này là gì ?
Câu 3: Trang 54 – sgk lịch sử 6
Hãy trình bày những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong thời kì này.
Xem thêm bài viết khác
- Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì?
- Dựa và lược đồ (SGK, trang 72), em hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ.
- Đáp án đề 1 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 6
- Quan sát hình 53, em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm?
- Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
- Đáp án đề 7 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 6
- Lịch sử 6: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 8)
- Đáp án đề 2 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 6
- Lịch sử 6: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 4)
- Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo.
- Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc?
- Bài 13: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần cư dân Văn Lang