Lịch sử 6: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 5)
Đề có đáp án. Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử 6 (Đề 5). Học sinh luyện đề bằng cách tự giải đề sau đó xem đáp án có sẵn để đối chiếu với bài làm của mình. Chúc các bạn học tốt!
ĐỀ THI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
* Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Câu 1: Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta là
A. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.
B. Thuế khóa nặng nề.
C. Cống nạp sản vật quý.
D. Đồng hóa nhân dân ta.
Câu 2: Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là:
A. Trưng Trắc.
B. Trưng Nhị.
C. Triệu Thị Trinh.
D. Bùi Thị Xuân.
Câu 3: Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng. Nguồn gốc chữ viết đó là
A. từ chữ La Mã cổ.
B. từ chữ Hy Lạp cổ đại.
C. từ chữ Hán.
D. từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 4: Trong các cuộc khởi nghĩa lớn ở nước ta từ thế kỷ I đến thế kỉ IX, những cuộc khởi nghĩa nào nổ ra ở các địa bàn thuộc Hà Nội ngày nay?
A. Hai Bà Trưng, Bà Triệu
B. Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng
C. Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan
D. Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan.
* Nối cột (A) nhân vật lịch sử với cột (B) sự kiện lịch sử cho phù hợp về các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
Câu 5:
Nhân vật lịch sử (A) | Sự kiện lịch sử (B) |
1. Khúc Thừa Dụ | a. Kháng chiến chống quân Nam Hán (930-931) |
2. Khúc Hạo | b. Mở đầu cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ (905) |
3. Dương Đình Nghệ | c. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) |
4. Ngô Quyền | d. Tiếp tục đấu tranh giành quyền tự chủ (907) |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao nói, trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?
Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Theo em hiểu, vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các sông lớn?
- Theo em, những công cụ nào góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội?
- Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng.
- Em thử nêu những đặc điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
- Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập qua hình 8?
- Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này là gì ?
- Em hãy lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta...
- Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông
- Bài 12: Nước Văn Lang
- Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi?
- Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương?
- Bài 24: Nước Cham – pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X