Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI)
Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đến với phần tiếp theo của bài: “Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế”. Ở bài học này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những chuyển biến về xã hội và văn hóa của nước ta trong khoảng thời gian từ thế kỉ I – thế kỉ VI. Đồng thời, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
A. Kiến thức trọng tâm
3. Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I-VI:
* Xã hội:
- Sơ đồ phân hoá XH:
Thời Văn Lang – Âu Lạc | Thời kì bị đô hộ | |
Vua | Quan lại đô hộ | |
Qúy tộc | Hào trưởng Việt | Địa chủ Hán |
Nông dân công xã | Nông dân công xã | |
Nông dân lệ thuộc | ||
Nô tì | Nô ti |
=> Xã hội phân hoá sâu sắc hơn.
* Văn hoá:
- Mở trường học dạy chữ Hán ở các quận.
- Du nhập Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo với những luật lệ phong tục Hán vào nước ta.
- Nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của dân tộc mình
4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248).
a. Nguyên nhân:
- Do ách thống trị tàn bạo của nhà Ngô ND nổi dậy đấu tranh
b. Diễn biến:
- Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc –T.Hoá).
- Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh quân Ngô ở Cửu Chân => lan rộng khắp Giao Châu.
- Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp => cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng ( Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa)
c. Ý nghĩa
- Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 55 – sgk lịch sử 6
Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta?
Câu 2: Trang 55 – sgk lịch sử 6
Theo em, việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì?
Câu 3: Trang 56 – sgk lịch sử 6
Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
Câu 4: Trang 56 – sgk lịch sử 6
Lời tâu Tiết Tổng nói lên điều gì?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 57 – sgk lịch sử 6
Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I – VI là gì?
Câu 2: Trang 57 – sgk lịch sử 6
Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
=> Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Bài 10 : Những chuyển biến trong đời sống kinh tế Trang 30 lịch sử 6
- Lịch sử 6: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 8)
- Hãy xem trên bảng ghi “ Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?
- Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
- Người tối cổ là những người như thế nào?
- Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?
- Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng.
- Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim?
- Những nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I – VI là gì?
- Theo em, tại sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?
- Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
- Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?