Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

  • 1 Đánh giá

Lịch sử loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, xảy ra vào những thời gian khác nhau. Vì vậy, muốn hiểu lịch sử cần phải sắp đặt lại lịch sử theo thời gian. Cụ thể như thế nào mời các bạn cùng đến với bài học “cách tính thời gian trong lịch sử”.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tại sao phải xác định thời gian?

  • Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian.

=>Như vậy việc xác định thời gian là rất cần thiết, là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

2. Người ta đã tính thời gian như thế nào?

  • Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa làm ra lịch.
  • Có hai cách làm lịch:
    • Sự di chuyển của Mặt trăng quanh trái đất ( Âm lịch) .
    • Sự di chuyển của Trái đất quanh mặt trời ( Dương lịch) .

3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?

  • Thế giới cần có lịch chung để tính thời gian
  • Quy ước : Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê xu ra đời làm năm đầu tiên của Công Nguyên . Trước năm đó là năm trước Công Nguyên TCN.
  • Một thế kỷ là 100 năm.
  • Một thiên niên kỷ là 1000 năm.
  • Một thập kỷ là 10 năm.
  • Năm 1999 thuộc thế kỷ XX, thuộc thiên niên kỷ II.
  • Năm 2005 thuộc thế kỳ XXI, thuộc thiên niên kỷ III.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Xem hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Hãy xem trên bảng ghi “ Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với hiện nay?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Theo em, tại sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử


  • 9 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021