Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Cho đến nay, khi nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng người ta không thể không nhắc đến vị anh hùng chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi Ngô Quyền. Đây là người có công chấm dứt thời kì Bắc Thuộc kéo dài 10 thế kỉ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về trận đánh lịch sử này.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
a. Tiểu sử Ngô Quyền
- Ngô Quyền (898 – 944)
- Quê ở Đường Lâm (Hà Tây)
- Cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm
- Là con rể của Dương Đình Nghệ có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi…
b. Hoàn cảnh lịch sử
- Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức.
- Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Nên vua Nam Hán lấy cớ xâm lược nước ta lần thứ 2.
c. Kế hoạch quân Nam Hán
- Năm 938,vua Nam Hán sai con trai là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta.
- Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (huyện Bách Bạch – Quảng Tây), sẵn dàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
d. Chuẩn bị của Ngô Quyền
- Trừng tri tên phản bội Kiều Công Tiễn
- Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và Trung Lưu, Hạ lưu sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với giặc.
- Huy động quân và dân đốn gỗ, đẽo nhọn đầu và bịt sắt rồi đem đóng xuống lòng sông ở những nơi hiểm yếu tạo thành một trận địa cọc ngầm.
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
a. Diễn biến
- Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển.
- Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên.
- Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc.
- Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại.
- Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành.
- Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá cà quyết liệt.
b. Kết quả:
- Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa.
- Lưu Hoằng Tháo bị thiệt mạng trong đám loạn quân
- Vua Nam Hán vội vã hạ lệnh thu quân về nước.
=>Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 74 – sgk lịch sử 6
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
- Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán?
Câu 2: Trang 74 – sgk lịch sử 6
Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
Câu 3: Trang 76 – sgk lịch sử 6
Vì sao nói: “Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Câu 4: Trang 76 – sgk lịch sử 6
Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 76 – sgk lịch sử 6
Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ hai?
Câu 2: Trang 76 – sgk lịch sử 6
Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng?
Câu 3: Trang 76 – sgk lịch sử 6
Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào?
=> Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Xem thêm bài viết khác
- Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này là gì ?
- Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
- Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng?
- Xem hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?
- Em có nhân xét gì về hình thức nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?
- Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì? Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán?
- Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?
- Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?
- Đáp án đề 2 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 6
- Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
- Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI)