-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Bài 29: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Để hiểu thêm về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, chúng ta sẽ cùng đến với bài thực hành: " vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp". Hi vọng, đây sẽ là những bài học bổ ích cho các bạn.
1. Cho bảng số liệu sau:
Bảng 29.1 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (giá thực tế)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Thành phần kinh tế | 1996 | 2005 |
Nhà nước | 76161 | 249085 |
Ngoài nhà nước | 35682 | 308854 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 39589 | 433110 |
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét.
Trả lời:
- Xử lí bảng số liệu sang đơn vị % ta có:
Thành phần kinh tế | 1996 | 2005 |
Nhà nước | 49,6 | 25,1 |
Ngoài nhà nước | 23,9 | 31,2 |
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài | 26,5 | 43,7 |
Ta có:
Đặt bán kính đường tròn năm 1996 = 1 cm
Vậy bán kính đường tròn năm 2005 là:
= 2,6 cm
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét:
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng từ 1996 – 2005: 6,6 lần và 841617 tỉ VNĐ
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế từ năm 1996 đến năm 2005 có nhiều thay đổi:
+ Khu vực KT Nhà nước tỷ trọng giảm mạnh từ 49,6% xuống 25,1% (giảm 24,5%).
+ Khu vực KT ngoài Nhà nước tăng tỷ trọng từ 29,3% lên 31,2% (tăng 7,3%).
+ Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỷ trọng, từ 26,5% lên 43,7% (tăng 17,2%).
- Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhiều nhất, khu vực ngoài nhà nước đứng thứ 2 và thấp nhất là khu vực nhà nước.
- Giải thích: do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài của Nhà nước và chú trọng phát triển công nghiệp.
2. Cho bảng số liệu
Bảng 29.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ.
(Đơn vị: %)
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta năm 1996 và năm 2005.
Trả lời:
Quan sát bảng số liệu ta thấy:
- Từ năm 1996 đến 2005 cõ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng có sự thay đổi:
+ Các vùng tăng tỷ trọng là Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng. (ĐNB tăng 6%), ĐB sông Hồng tăng 2,6%).
+ Các vùng còn lại đều giảm tỷ trọng.
- Vùng có tỷ trọng cao nhất là Đông Nam Bộ (55,6%) kế đến là ĐB sông Hồng (19,7%) và ĐB sông Cửu Long (8,8%). Các vùng có tỷ trọng thấp là Tây Nguyên (0,7%) và Bắc Trung Bộ (2,4%).
Như vậy, có sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp từ các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đ.B Sông Cửu Long, sang vùng Đ.B Sông Hồng và Đông Nam Bộ
3. Dựa vào hình 26.2 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.
Trả lời:
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta vì:
- Vị trí địa lí thuận lợi:
- Tiếp giáp với những vùng giàu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp.
- Liền kề Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm.
- Giáp Tây Nguyên: vùng nguyên liệu gỗ, lâm sản, chuyên canh cây công nghiệp, giàu tiềm năng thuỷ điện.
- Giáp duyên hải Nam Trung Bộ vùng có tiềm năng thuỷ hải sản lớn.
- Tiếp giáp biển: Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Có tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên nhiên liệu tại chỗ dồi dào: Khoáng sản, đất, sinh vật biển, nông sản.
- Kinh tế- xã hội: Nguồn nhân lực có chuyên môn kĩ thuật, lành nghề đông đảo, năng động thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật kết cấu hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước:
- GTVT: Có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn, có Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Nam.
- Thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 3: Thực hành vẽ bản đồ Việt Nam
- Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.
- Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở những mặt nào?
- Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta?
- Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
- Hãy trình bày những đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp?
- Thực hành bài 13: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống của một số dãy núi và đỉnh núi Địa lí 12 trang 56
- Căn cứ vào kiến thức đã có, vào bản đồ Công nghiệp chung (hay Atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
- Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp?
- Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?
- Hãy kể tên 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ thấp?