Bài văn nghị luận lớp 9 với chủ đề: Uống nước nhớ nguồn

  • 1 Đánh giá

Đề bài: Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" - Đây là dạng văn nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp 9

Bài làm

Để có được cuộc sống ấm no, hòa bình như ngày hôm nay thì chúng ta, những người con Việt Nam không thể nào quên được công ơn to lớn của những người anh hùng, những người đã ngã xuống vì tự do vì nền độc lập của dân tộc. Chẳng thế mà đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn là nét văn hóa được người Việt Nam trân trọng gìn giữ và phát huy.

"Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. ."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Đất nước chúng ta đã phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh để có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Cha ông ta đã phải đánh đổi cả mạng sống, tuổi thanh xuân, những ước mơ còn dang dở để mang lại sự hòa bình thống nhất cho dân tộc. Chính vì thế để tỏ lòng biết ơn hằng năm cứ vào dịp 27/7, đất nước ta đều tổ chức ngày lễ long trọng để tưởng nhớ công lao những người anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập dân tộc và thăm hỏi, tặng quà những thương binh, gia đình có công với cách mạng.

Mỗi một người sinh ra đều có ba mẹ, họ là những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Ba mẹ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực để mang đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho đứa con của họ. Sự hi sinh thầm lặng ấy những người con không bao giờ có thể trả hết. Dù vậy chúng ta vẫn thể hiện lòng thành kính,biết ơn cha mẹ bằng cách học hành chăm chỉ, giúp đỡ những việc nhỏ.

Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ…
Ta có thể thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Ví như có những người con bất hiếu với cha mẹ, những bạn học sinh lười học, cãi lại thầy cô. Điều đó cho thấy trong xã hội bên cạnh những lẽ sống tốt đẹp vẫn con có không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ : con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Đối với thế hệ trẻ thì tinh thần và truyền thống này cần phải phát huy, phát động các phong trào tưởng nhớ anh hùng liệt sỹ, thăm hỏi các gia đình liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn…Đó là những hành động thiết thực nhất.

Qua câu tục ngữ ta nhận thấy được bài học sâu sắc mà ông cha ta đã để lại. Cuộc sống của chúng ta giống như một cái cây. Cuội nguồn những thế hệ đi trước, ông cha ta, ba mẹ ta là gốc rễ. Con chúng ta những người trẻ đang được hưởng thành quả là lá là cành. Dù lá cành có vươn xa có phát triển đến nhường nào thì vẫn phải luôn nhớ rằng khôn có rễ sẽ chẳng có lá cành. Sống là phải biết ơn quá khứ, biết ơn những người có ảnh hưởng đến bản thân mình như vậy bản thân mới có thể phát triển được.


  • 171 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Văn mẫu 9