Cảm nghĩ của em về người anh hùng Nguyễn Huệ trong chương 14 của Hoàng Lê nhất thống chí Nêu cảm nghĩ về người anh hùng Nguyễn Huệ trong Hồi thứ mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Cảm nhận về người anh hùng Quang Trung
Cảm nghĩ của em về người anh hùng Nguyễn Huệ trong chương 14 của Hoàng Lê nhất thống chí với những bài văn mẫu hay được KhoaHoc chọn lọc và đăng tải nhằm hỗ trợ học sinh học tốt môn Văn lớp 9.
Cảm nhận về người anh hùng Quang Trung mẫu 1
"Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho chúng chích luân bất phản
Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ"
Bài hịch với khí thế hào hùng của trận chiến là lời của vị vua anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung. Người anh hùng ở mảnh đất Tây Sơn là một biểu tượng về một vị vua hiền triết, anh minh, sáng suốt, có tài thao lược, cầm quân tuyệt diệu. Hồi thứ mười bốn trong "Hoàng Lê nhất thống chí" là biểu hiện rõ nhất trong việc khắc họa hình ảnh vị vua này.
Nguyễn Huệ được biết đến là một vị thần trong cách dùng quân. Khi hay tin quân Thanh đóng chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ tức giận, vội cầm quân đi ngay. Thế nhưng ông đã bình tĩnh làm lễ tế thần rồi mới xuất quân ra trận. Việc này chứng tỏ ông là một người tướng tài giỏi, biết lắng nghe ý kiến người khác.
Tiếp đến, Nguyễn Huệ đưa quân đi đánh vào đúng thời điểm cũng thể hiện rõ sự anh minh, sáng suốt của ông khi lưa chọn thời cơ. Đánh giặc vào dịp Tết, đây là thời điểm quân địch lơ là nhất, lo ăn chơi, hưởng lạc, sẽ có nhiều lỗ hổng để quân ta lợi dụng thời cơ. Bài Hịch để khích lệ, động viên tinh thần quân nhân có tác dụng to lớn về mặt tinh thần, khích lệ quân nhân tham gia đánh giặc. Nguyễn Huệ còn rất tài tình trong cách dùng người, tiêu biểu là việc sử dụng Ngô Thời Nhậm.
Nguyễn Huệ cũng thể hiện được cái tài, cái tâm, sự anh minh, sáng suốt của mình trong việc hết mực lo nghĩ cho nhân dân, không muốn quân nhân, đất nước phải chịu cảnh đầu rơi máu chảy, li tán, loạn lạc, thiệt hại về con người và tài sản nên ông đã bày binh bố trận đánh giặc bằng mưu trí, hạn chế tối đa tổn thất về người.
Việc thực hiện từ suy nghĩ đến hành động của người anh hùng áo vải này được thể hiện rất rõ từ việc ông chiêu mộ nhân tài, cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất đi lính, tạo nên một đội quân tinh nhuệ chỉ trong vòng thời gian ngắn tuyển quân. Bên cạnh đó, ông cũng không hề trách phạt đội quân mà khích lệ tinh thần, động viên khi quân bại trận tại Tam Điệp. Ông đã nhìn rõ vận mệnh của đất nước 10 năm tới và thấy được chiến thắng trong tương lai của đất nước.
Trận chiến diễn ra rất nhanh gọn, rạng sáng mùng ba tết, đội quân tiến sát và đánh sạch đồn Hà Hồi, đến mùng 5 tết thì tiến đến đồn Ngọc Hồi, tiến vào đến Thăng Long mà ngay cả đến quân đich cũng không hề hay biết, đề phòng, Ngay cả đến vua tôi Tôn Sĩ Nghị và lũ vua chúa nhà Lê đều hưởng lạc trong những ngày tháng ăn chơi mà không hề có chút đề phòng với đội quân áo vải do Nguyễn Huệ khởi nghĩa. Trận chiến kết thúc với sự thắng lợi tuyệt đối cho Nguyễn Huệ - Quang Trung cùng với sự thất bại nhục nhã, ê chề được khắc họa của lũ vua chúa, giặc Thanh. Tôn Sĩ Nghị sợ chạy mất mật, ngựa chưa kịp đóng yên cũng không kịp mặc chiếc áo giáp chạy theo hướng về phương Bắc. Đám giặc chạy tán loạn, hỗn độn, rơi xuống sông Nhị Hà chết gần hết. Vua Lê thì vội vã đưa thái hậu và tùy tùng bỏ chạy trốn, cướp đồ, cướp thuyền của dân... Cảnh tan tác của lũ giặc được khắc họa rõ nét và chi tiết hơn bao giờ hết.
Cảm nhận về người anh hùng Quang Trung mẫu 2
"Giặc đau tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một trận oai bốn phương
Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới
Như trên trời xuống ai dám đương”
(Ngô Ngọc Dụ)
Vua Quang Trung, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Vẻ đẹp uy nghi, trí tuệ của vua Quang Trung đã được phản ánh đầy đủ, trọn vẹn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14.
Hồi thứ thứ 14 kể về lần thứ ba ra Bắc Hà của Nguyễn Huệ. Ông đã tạo nên chiến công kì tích nhất trong lịch sử Việt Nam, với tốc độ tiến công thần tốc, chỉ trong 10 ngày ông đã tiêu diệt gọn quân Thanh, lấy lại nền độc lập cho đất nước. Chỉ trong đoạn trích ngắn này, nhưng vẻ đẹp khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người đã được biểu lộ rõ nét nhất.
Đọc Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14, ấn tượng đầu tiên của người đọc đối với vị anh hùng này chính là ở trí tuệ sáng suốt và vô cùng mạnh mẽ, quyết đoán. Ngay khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc, chiếm giữ kinh thành Thăng Long bấy giờ Nguyễn Huệ mới là Bắc Bình Vương và ở Phú Xuân. Nhận được tin cấp báo, lòng yêu nước trào dâng ông đã định cầm quân đi ngay. Song trước sự khuyên ngăn, suy nghĩ kĩ lương, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi, để danh chính ngôn thuận cầm quân ra Bắc. Ngay sau khi lên ngôi Nguyễn Huệ - niên hiệu là Quang Trung đã ra lệnh xuất quân ngay. Không chỉ vậy, để giành được chiến thắng với kẻ địch mạnh, đòi hỏi phải có một trí tuệ sáng suốt. Quang Trung đã rất mưu lược, sáng suốt khi nhận định tương quan tình hình hai bên, ra lời hịch vừa để khích lệ binh tướng, vừa để răn đe, cảnh tỉnh với những kẻ hai lòng. Ông vô cùng sáng suốt khi nhận rõ bản chất của kẻ định, và khơi dậy lòng yêu nước ở những người chiến sĩ. Trước những lời lẽ đanh thép, sắc sảo của ông tướng sĩ trên dưới một lòng đều nhất nhất tuân lệnh: “xin vâng lệnh không dám hai lòng”.
Không chỉ vậy, sự mưu lược của ông còn được thể hiện trong cách nhận xét về thế mạnh và cái yếu của bề tôi. Ông hiểu năng lực của Sở và Lân, họ chỉ là “hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến việc tùy cơ ứng biến là không có tài”. Bởi vậy ông không trách cứ, xử tội họ. Ông cử Ngô Thì Nhậm – người có tài mưu lược để bên cạnh mà hỗ trợ hai vị tướng. Cách hiểu người, dùng người đúng đắn, trách người đúng tội đúng việc làm cho quân tướng ai nấy đều hài lòng và khâm phục. Nhờ có sự am hiểu như vậy, đã giúp ông thu phục nhâm tâm của mọi người.
Và cuối cùng sự sáng suốt của ông còn thể hiện trong tầm nhìn xa trông rộng. Ông nắm rõ tình hình, quân Thanh bành trướng đang đóng quân gần hết Bắc Hà, nhưng ông cùng vô cùng tự tin chỉ trong mười ngày sẽ đánh đuổi sạch bóng quân Thanh. Nhưng ông không chỉ lo nghĩ đến việc dẹp yên giặc, mà con nghĩ trước cách ứng xử với chúng sau khi chúng bị đánh đuổi về nước. Là một nước lớn, khi thua trận tất yếu sẽ sinh sự cay cú mà đem quân trả thù, bởi vậy ông đã cử Ngôi Thì Nhậm, dùng “khéo lời để dẹp yên binh đao”. Làm việc ấy cũng là để cho nhân dân nghỉ sức, ta có điều kiện trong vòng mười năm xây dựng đất nước, củng cố quân sự, lúc bấy giờ giặc Thanh có xâm lược ta cũng không còn phải ngần ngại gì nữa. Qua tất cả những sự việc đó, đã cho hậu thế thấy một con người tài trí sáng suốt, liệu việc như thần.
Không chỉ dừng lại là một con người có tài trí sáng suốt, mà dưới ngòi bút của Ngô Gia Văn Phái, Quang Trung còn là một người có tài thao lược hơn người. Ngay sau khi hạ lệnh xuất quân ra Bắc, ông lập tức lên đường, vừa đi vừa tuyển quân, khiến cho binh lực mạnh lên không ngừng. Ông có cuộc hành quân thần tốc nhất trong lịch sử, làm cho ai cũng không khỏi kinh ngạc, từ Phú Xuân ra đến kinh thành Thăng Long ông chỉ đi mất có bốn ngày, trong khi đi còn tuyển quân, phương tiện di chuyển thô sơ chủ yếu đi bộ, phần còn lại đi ngựa. Chính tốc độ hành quân thần tốc ấy cũng là một yếu tố làm cho kẻ địch bất ngờ.
Đồng thời ông lựa chọn thời cơ chính xác, chớp cơ hội tết nguyên đán giặc sơ hở, lo ăn chơi để đánh một trận tiến quân lớn, đập tan tất các các ngả quân của chúng. Ở mỗi trận đánh có có cách đánh hết sức linh hoạt, khiến cho kẻ thù choáng váng, tưởng “tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Và chính điều đó đã dấn đến thắng lợi tất yếu của quân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thug. Quang Trung cùng với các tướng sĩ của mình đánh một mốc son chói lọi và hào hùng vào trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Đẹp đẽ nhất là khi vua Quang Trung chỉ huy đội quân tướng sĩ trên chiến trường, đó là vẻ đẹp của sự oai phong, lẫm liệt, khó ai có thể bì kịp. Vua Quang Trung thân chinh cầm một mũi tiến công, chỉ huy xông ra trận. Trong ánh sáng của buổi sớm, khói của súng đạn, vị anh hùng thân cưỡi voi, mình mặc áo bào lẫm liệt xông ra chiến đấu với kẻ thù. Một tạo hình uy nghĩ, lẫm liệt và vô cùng đẹp đẽ. Hình ảnh đó đã trở thành tượng đài bất hủ của dân tộc Việt Nam.
Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 đã tạc lên tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ thành công xuất sắc. Ông là con người toàn tài, vị vua anh dũng, sáng suốt, đánh tan quân xâm lược, đem lại độc lập cho dân tộc. Vẻ đẹp trí tuệ của vua Quang Trung cũng chính là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp, khí phách của dân tộc Việt Nam.
Chuyên mục Văn mẫu lớp 9 bao gồm các bài văn mẫu hay kèm theo dàn ý chi tiết cho tất cả các đề bài có trong môn Ngữ văn 9 được KhoaHoc tổng hợp và sắp xếp theo từng bài học bám sát nội dung học SGK.