Các biện pháp cầm máu tạm thời Câu 2 trang 114 sgk GDQP-AN lớp 11

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Câu 2 trang 114 GDQP lớp 11

KhoaHoc.com.vn mời các bạn cùng tham khảo lời giải chi tiết cho Câu 2 Trang 114 sgk GDQP-AN lớp 11 - Các biện pháp cầm máu tạm thời.

Câu 2 trang 114 GDQP lớp 11: Các biện pháp cầm máu tạm thời.

Bài làm:

  1. Ấn động mạch: Dùng các ngón tay (ngón cái hoặc các ngón khác) ấn đè trên đường đi của động mạch làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay ấn và nền xương, máu ngừng chảy ngay tức khắc. Ấn động mạch có tác dung cầm máu nhanh, ít gây đau và không gây tai biến nguy hiểm cho người bị thương, nhưng đòi hỏi người làm phải nắm chắc kiến thức giải phẩu về đường đi của động mạch.
  2. Gấp chi tối đa: là biện pháp cầm máu đơn giản, mọi người đều có thể tự làm được. Khi chi bị gấp mạnh, các mạch máu cũng bị gấp và bị đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngưng chảy.
  3. Băng ép: là phương pháp băng vết thương với các vòng băng xiết tương đối chặt đè ép mạnh vào bộ phận tổn thương tạo điều kiện cho việc nhanh chóng cho việc hình thành các cục máu làm cho máu ngưng chảy ra ngoài
  4. Băng chèn: là kiểu đè ép như ấn động mạch, nhưng không phải bằng ngón tay mà bằng một vật cứng tròn, nhẵn không sắc cạnh, gọi là con chèn, con chèn được dặt vào vị trí trên đường đi của động mạch, càng sát vết thương càng tốt, sau đó cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt.
  5. Băng nút: là cách băng ép, có dùng thêm bấc gạc đã diệt khuẩn, nhét chặt vào miệng vết thương tạo thành cái nút để cầm máu.
  6. Ga-rô: là biện pháp cầm máu tạm thời bằng sợ dây cao su xoắn chặt vào đoạn chi làm ngăn sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi, máu sẽ không chảy ra miệng vết thương.