Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 bài 7 Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Nội dung
  • 6 Đánh giá

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương được KhoaHoc.com.vn giới thiệu trong bài viết dưới đây với nội dung đầy đủ cũng như tóm gọn những phần quan trọng, hỗ trợ quá trình học và ghi nhớ bài học.

I. CẦM MÁU TẠM THỜI

1. Mục đích

- Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng các biện pháp đơn giản.

- Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.

- Góp phần cứu sống nạn nhân, tránh các tai biến nguy hiểm.

2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời

  • Phải khẩn trương, nhanh chóng, làm ngưng máu chảy
  • Phải xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương
  • Phải đúng quy trình kĩ thuật

3. Phân biệt các loại chảy máu

  • Chảy máu mao mạch
  • Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ
  • Chảy máu động mạch

4. Các biện pháp cầm máu tạm thời

  • Ấn động mạch

  • Gấp chi tối đa

  • Băng ép
  • Băng chèn

  • Băng nút
  • Ga-rô

II. Cố định tạm thời xương gãy

1. Tổn thương gãy xương

  • Xương bị gãy rạn, gãy rời thành nhiều mảnh...
  • Da, cơ bị giập nát nhiều, có thể tổn thương mạch máu, thần kinh.
  • Dễ choáng do đau đớn, mất máu.

2. Mục đích

  • Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương.
  • Giữ cho các đầu xương tương đối yên tĩnh.
  • Phòng ngừa các tai biến

3. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy

  • Phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.
  • Không đặt nẹp cứng sát vào chi thể.
  • Không co kéo nắn chỉnh ổ gãy.
  • Cố định nẹp vào chi tương đối chắc.

4. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy

a. Các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương gãy

  • Nẹp tre
  • Nẹp gỗ
  • Nẹp crame

b. Kĩ thuật cố định tạm thời một số trường hợp xương gãy

  • Kỹ thuật cố định tạm thời xương bàn tay gãy, khớp cổ tay
  • Kỹ thuật cố định tạm thời xương cẳng tay gãy
  • Kỹ thuật cố định tạm thời xương cánh tay gãy.
  • Kỹ thuật cố định tạm thời xương cẳng chân gãy.
  • Kỹ thuật cố định tạm thời xương đùi gãy.

III. Hô hấp nhân tạo

1. Nguyên nhân gây ngạt thở

  • Do ngạt nước.
  • Do bị vùi lấp.
  • Do hít phải khí độc.
  • Do tắc nghẽn đường hô hấp trên.

2. Cấp cứu ban đầu

a. Những biện pháp cần làm ngay

  • Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt thở
  • Khai thông đường hô hấp
  • Làm hô hấp nhân tạo

b. Các phương pháp hô hấp nhân tạo

  • Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lòng ngực
  • Phương pháp Sylveter

c. Chú ý

  • Làm càng sớm càng tốt , kiên nhẫn cho đến khi nạn nhân thở được. Thông thường làm trong thời gian 40 – 60 phút, không có hiệu quả thì dừng.
  • Làm đúng nguyên tắc, lực đủ mạnh, giữ nhịp đều đặn mới thực sự hữu hiệu.
  • Làm tại chổ thông thoáng, nhưng cũng không làm ở chổ giá lạnh
  • Không được làm hô hấp nhân tạo cho người bị nhiểm chất độc hóa học, bị sức ép, bị thương ở ngực, gãy xương sườn và tổn thương cột sống.
  • Tuyệt đối không được chuyển người ngạt thở về các tuyến sau, khi nạn nhân chưa tự thở được.

3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở

a. Tiến triển tốt

  • Hô hấp dần dần hồi phục, người bị nạn nấc và bắt đầu thở, nhip thở lúc đầu ngập ngừng, không đều và vẫn tiếp tục hô hấp nhân tạo theo nhịp thở của người bị nạn cho đến khi thở đều, thở sâu, môi và sắc mặt hồng trở lại

b. Tiến triển xấu

  • Xuất hiện các mãng tím tái trên da ở những chổ thấp.
  • Nhãn cầu mềm và nhiệt độ hậu môn dưới 250C.
  • Bắt đầu có hiện tượng cứng đơ của xác chết.

IV. Kỹ thuật chuyển thương

1. Mang vác bằng tay vận dụng một số kỹ thuật:

  • Bế nạn nhân
  • Cõng trên lưng, đơn giản hơn.
  • Dùi: áp dụng vận chuyển người bị thương nhẹ
  • Vác trên vai: áp dụng vận chuyển người bị thương nhẹ vào chân, không tự đi được.

2. Chuyển nạn nhân bằng cáng: cách chuyển phổ biến và đảm bảo an toàn nhất.

a. Các loại cáng

  • Cáng bạt khiêng tay.
  • Cáng võng đay, võng bạt.
  • Cáng tre hình thuyền.

b. Kĩ thuật cáng thương

  • Mỗi người cáng cần có một chiếc gậy dài 140 – 150cm, có chạc ở đầu trên để đỡ đòn cáng khi cần nghỉ hoặc đổi vai.
  • Khi cáng trên đường bằng, hai người không đi đều bước vì cáng sẽ lắc lư, phải giữ tốc độ cho đều nhau, người đi trước báo cho người đi sau những chổ khó đi để tránh.
  • Khi cáng trên đường dốc, phải cố giữ cho đòn cáng thăng bằng, lên dốc để đầu đi trước, xuống dốc để đầu đi sau.