Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long
Câu 2: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long
------------------- Hết --------------------
Bài làm:
Câu 3:
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp: không sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925 -1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) hoạt động văn nghệ ở bên khu V, sau 1954 ông tập kết ra Bắc, chuyên sáng tác.
- Ông là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 1960 -1970. chuyên viết truyện ngắn và ký. Đề tài hướng vào cuộc sống sinh hoạt, lao động đời thường.
- Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tỉnh cảm, giảu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người. mang ý nghĩa sâu sắc. Truyện của ông thường mang chất ký, chứa đựng vẻ đẹp thơ mộng trong trẻo.
- Ông viết nhiều, đã cho in hàng chục tập truyện ngắn và ký. Tác phẩm chính: Bát cơm cụ Hồ (1955), Gió bắc gió nôm (1956), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bảo (1963), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972) , Lý Sơn mùa tỏi (1980). Sáng mai nào, xế chiếu nào (1984).
Tác phẩm:
- Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi thực tế tại Sa Pa mùa hè 1970 của tác giả.
- Được rút ra từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972
2. Phân tích, cảm nhận
a. Hoàn cảnh sống và làm việc
- Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục xụ sản xuất và chiến đấu.
- Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc đòi hỏi sự nghị lực, tình thần kỷ luật và tính chính xác cao.
b. Suy nghĩ đẹp
* Nghĩ về công việc:
- Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc. ta với công xiệc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”.
- Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức đậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh..." nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khó thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”.
- Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”.
=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình đủ nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công xiệc là niềm vui, là cuộc sống của anh.
* Nghĩ về cuộc sống:
- Tự mình tim lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.
- Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khỏ mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên câu Hàm Rồng, anh thấy mình "thật hạnh phúc”.
=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giá Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.
c. Phong cách sống đẹp:
- Sống một mình nhưng căn nhà vẫn luôn ngăn nắp, gọn gàng “một căn nhà ba gian, sạch sẽ với bàn ghế, số sách biểu đồ, thống kế, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”
- Anh tự tạo niềm vui trong cuộc sống:
+ Anh trồng hoa để cuộc sống có thêm màu sắc "Hoa đơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn tổ ong”
+ Anh nuôi gà để cải thiện bữa ăn và để có thêm niềm vui
+ Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.
d. Đức tính đẹp:
- Anh cởi mở, chân thành với khách, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát gặp gỡ được trò chuyện.
+ Chặn khúc cây giữa đường để được nói chuyện với mọi người
+ Trân trọng mọi người khách ghé thăm
+ Dù mới gặp mà anh đã rất cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư
+ Quý trọng từng phút giây được gặp gỡ, nói chuyện với mọi người
- Dẫu phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác:
+ Tự tay đào tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm.
+ Pha nước chè mời khách, thứ chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn
+ Tặng cô gái tất cả hoa trong vườn, tặng bác họa sĩ một giỏ trứng đầy.
- Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng, rồi anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rắng đáng cảm phục hơn.
=> Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta vẻ vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.
3. Tổng kết
- Giá trị nội dung
+ Truyện khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên, có quan điểm sống tích cực, đẹp đẽ. Đây là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam lặng lẽ công hiến, xây dựng đất nước.
+ Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động vả ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Giá trị nghệ thuật
+ Cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bắt ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét.
+ Xây dựng nhân vật - chân dung nhân vật được đánh giá qua những cám nhận trực tiếp, được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.
Xem thêm bài viết khác
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn trường THPT Hoành Bồ Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2022
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Tuyên Quang năm 2022 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Tuyên Quang năm 2022
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Gia Lai năm 2022 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2022
- Đáp án câu 1 Đề thi thử lên lớp 10 môn Ngữ Văn lần 2 năm 2017 tỉnh Vinh Phúc
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Lạng Sơn năm 2022 Đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Lạng Sơn năm 2022
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2022 Đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2022
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn trường THCS Đồng Phú năm 2022 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2022
- Đề thi thử vào 10 môn Văn phòng GD Thọ Xuân năm 2022 Đề thi thử vào 10 môn Văn 2022
- Đề ôn thi môn Ngữ Văn lớp 9 lên 10 (đề 17) Ôn thi Ngữ Văn vào 10
- Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng – Kim Lân. Qua đó, em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.
- Đề thi thử vào 10 môn Văn phòng GD Yên Lạc năm 2022 Đề thi thử vào 10 môn Văn 2022
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hải Dương năm 2022 Đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Hải Dương năm 2022