Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này
Câu 2: Trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2
Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể?
Bài làm:
- Cảm nhận về con cá kiếm của ông lão tập trung vào thị giác và xúc giác (mắt nhìn vòng lượn của cá và tay kéo sợi dây điều khiến cá) đây cũng mới là sự cảm nhận gián tiếp và cuối cùng đến vòng thứ ba ông mới nhìn thấy con cá.
- Chi tiết này gợi lên một sự tiếp nhận từ xa đến gần và từ bộ phận đến toàn thể. Cảm nhận về con cá được niêu tả từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể chủ yếu qua xúc giác và thị giác của ông lão. "Đến vòng lượn thứ ba" ông lão mới nhìn thấy con cá nhưng cũng chỉ thấy từng bộ phận: Cái bóng của nó rất dài, cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, cánh vi trên lưng xếp lại, bộ vây to sụ, ... từ những bộ phận ấy mà cảm nhận con cá thật lớn. Chỉ đến khi con cá bị ông lão đâm trúng tim, nó "phóng vút lên khỏi mặt nước", lúc đó nó mới "phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và còn sức lực" của nó. Con cá không những lớn mà còn rất đẹp. Tính cách của nó mạnh mẽ, bình tĩnh, kiêu hùng.
Xem thêm bài viết khác
- Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
- Soạn văn bài: Vợ chồng A Phủ
- Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
- Theo anh chị nét văn hóa gây ấn tượng trong ngày tết Nguyên Đán của Việt Nam là gì? Trình bày hiểu biết của anh chị về vấn đề này?
- Soạn văn bài: Ông già và biển cả
- Nội dung chính bài Nhân vật giao tiếp
- Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này
- Soạn văn bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
- Anh (chị) hãy ghi biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính
- Cảm nhận về nhân vật A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ Tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?