[Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 19: Giữ an toàn cho cơ thể

  • 1 Đánh giá

Hướng dẫn học bài: Bài 19 trang 122 sgk Tự nhiên và xã hội 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.

Qua trò chơi, em học được điều gì?

[Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 19: Giữ an toàn cho cơ thể

Hướng dẫn:

  • Qua trò chơi ở bức tranh trên, em đã học được: hãy nói với bạn hoặc người tin cậy khi em không khỏe, khi buồn hoặc khi lo sợ.

1. Bảo vệ cùng riêng tư của cơ thể

Ai có thể được nhìn hoặc chạm vào vùng riêng tư của cơ thể em?

[Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 19: Giữ an toàn cho cơ thể

Hướng dẫn:

  • Không ai được nhìn hoặc chạm vào các vùng riêng tư của cơ thể em (trừ bố mẹ giúp em tắm hoặc bác sĩ khác chữa bệnh cho em khi có bố mẹ đi cùng).

2. Một số hành vi động chạm, đe dọa sự an toàn của bản thân và cách phòng tránh

Trong những tình huống sau, hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em?

[Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 19: Giữ an toàn cho cơ thể

Hướng dẫn:

Quan sát hình vẽ, em thấy:

  • Hành động tốt đối với trẻ em ở hình 3.
  • Hành động xấu đối với trẻ em ở hình 1,2,4.

Em sẽ làm gì khi bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại?

Hướng dẫn:

  • Khi bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại, em sẽ bỏ đi hoặc chạy hoặc nói người thân hoặc báo cảnh sát, gọi điện thoại tới 111.

3. Thực hành bảo vệ sự an toàn cho bản thân

  • Ba bước giữ an toàn cho bản thân như hình dưới đây:

[Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 19: Giữ an toàn cho cơ thể

Kết luận:

Cơ thể em là của riêng em, không ai có quyền xâm hại.

Khi có nguy cơ bị xâm hại, em hãy nhớ:

  • Nói " Không! Không được chạm vào tôi".
  • Bỏ đi hoặc chạy.
  • Kể lại với người tin cậy hoặc gọi điện thoại tới số 111 để được giúp đỡ.

  • 112 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021