Công nghệ 7 KNTT Ôn tập chương I Công nghệ 7 chương 1 Trồng trọt
Giải Công nghệ 7 Kết nối tri thức chương 1
KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung Công nghệ 7 KNTT chương 1 - Trồng trọt được đăng tải đầy đủ, chi tiết trong bài viết dưới đây nhằm hỗ trợ học sinh học tốt môn Công nghệ 7.
1. Trình bày vai trò, triển vọng của trồng trọt. Kể tên một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
- Vai trò của trồng trọt:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Triển vọng của trồng trọt:
- Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Áp dụng công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,…) giúp năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
- Một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam:
- Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,…
- Cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, chè, cà phê,…
- Cây ăn quả: mít, bưởi, cam, nhãn, vãi, dưa hấu, sầu riêng, chôm chôm, xoài,..
- Cây rau: rau muống, rau cải, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay, su hào, bắp cải,..
- Cây thuốc: đinh lăng, diếp cá, bạc hà, cam thảo, huyết dụ, ích mẫu, kim ngân,…
2. Nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm cơ bản gì? Liên hệ với thực tiễn ở gia đình và địa phương em.
Lời giải chi tiết:
- Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam:
- Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt phổ biến mà mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
- Trồng trọt trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc áp dụng với những cây trồng khó sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.
- Trồng trọt kết hợp là phương thức trồng trọt kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên và trồng trọt trong nhà có mái che.
- Những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:
- Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.
- Đất trồng dần được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
- Ứng dụng ngày càng nhiều các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.
- Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản.
- Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Ninh Thuận địa phương em:
- Trồng trọt ngoài tự nhiên: cây neem, thuốc lá, bông vải, mía, điều,…
- Trồng trọt trong nhà có mái che: táo.
- Phương thức trồng trọt kết hợp: nho.
3. Có những ngành nghề nào trong trồng trọt? Em thấy mình phù hợp với ngành nghề nào? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Có các ngành nghề trong trồng trọt là:
+ Kĩ sư trồng trọt là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng trọt.
+ Kĩ sư bảo vệ thực vật là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
+ Kĩ sư chọn giống cây trồng là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có; nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới.
- Bản thân em thấy mình phù hợp với nghề kĩ sư trồng trọt vì em là một người yêu thiên nhiên, thích chăm sóc cây trồng. Em muốn mình có thể nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật trên thế giới để giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản, từ đó đưa nông sản Việt Nam ngày càng tiến xa trên thị trường quốc tế.
4. Hãy trình bày mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc làm đất, bón phân lót.
Lời giải chi tiết:
- Mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc làm đất:
- Mục đích, yêu cầu kĩ thuật của công việc bón phân lót:
- Mục đích: chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển, tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu.
- Yêu cầu kĩ thuật:
- Lựa chọn loại phân lót phù hợp.
- Sử dụng phân lót đúng thời điểm, đúng lúc.
- Sử dụng phân lót đúng lượng.
- Sử dụng phân bón đúng phương pháp đúng cách.
- Sử dụng phân bón đúng thời tiết.
5. Trình bày quy trình kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
Lời giải chi tiết:
- Quy trình kĩ thuật gieo trồng:
- Gieo hạt (áp dụng đối với loại cây ngắn ngày).
- Trồng cây con (áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày).
- Quy trình kĩ thuật chăm sóc:
- Tỉa, dặm cây.
- Làm cỏ, vun xới.
- Tưới nước.
- Tiêu nước.
- Bón phân thúc.
- Quy trình kĩ thuật phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng:
- Biện pháp canh tác và sử dụng chống sâu bệnh.
- Biện pháp thủ công.
- Biện pháp hóa học.
- Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật.
6. Nêu một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình/ địa phương em. Cho ví dụ minh họa.
Lời giải chi tiết:
Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt đang được áp dụng ở gia đình/ địa phương em:
- Lúa: Cắt.
- Ngô: Hái.
- Sắn, khoai tây, khoai lang: Đào.
- Cây ăn quả: bưởi, táo, ổi, xoài, dưa chuột,...: Hái.
- Các loại rau lá: rau muống, rau cải, rau mồng tơi, rau khoai lang,…: Hái.
- Các loại rau củ: su hào, bắp cải, lạc,…: Nhổ.
Công nghệ 7 KNTT Ôn tập chương 1 được KhoaHoc trả lời chi tiết, chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức, giải đáp các câu hỏi cùng bài tập khó nhằm học tốt Công nghệ 7. Chuyên mục Công nghệ 7 Kết nối tri thức gồm tất cả các câu hỏi ôn tập kiểm tra chia thành nhiều phần tương ứng với chương trình học môn Công nghệ lớp 7 nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Xem thêm bài viết khác
- Công nghệ 7 KNTT bài 6 Công nghệ 7 bài 6 Dự án trồng rau an toàn
- Công nghệ 7 KNTT bài 5 Công nghệ 7 bài 5 Nhân giống vô tính cây trồng
- Công nghệ 7 KNTT bài 4 Công nghệ 7 bài 4 Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
- Công nghệ 7 KNTT bài 3 Công nghệ 7 bài 3 Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng
- Công nghệ 7 KNTT bài 2 Công nghệ 7 bài 2 Làm đất trồng cây