Đáp án bài tập trang 75-76 vbt vật lí 6
1. Bài tập trong SBT
21.1. Tại sao khi ta rót nước nóng ra khỏi phích nước (bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
21.2. Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?
21.3. Để ghép chặt hai tấm kim loại vào nhau người ta thường dùng phương pháp tán rivê. Nung nóng đỏ đinh rivê rồi đặt nhanh vào lỗ xuyên qua hai tấm kim loại. Dùng búa tán đầu rivê còn lại cho bẹt ra. Khi nguội, đinh rivê sẽ xiết chặt hai tấm kim loại (H.21.1). Hãy giải thích tại sao?
Bài làm:
21.1. Khi rót nước nóng ra khỏi phích nước thì không khí ở ngoài tràn vào phích gặp nước nóng, không khí nở ra nên đẩy nút bật ra.
Để tránh hiện tượng này thì khi ta rót nước xong thì để 1 lát rồi mới đậy lại lúc đó không khí lạnh tràn vào gặp nóng nở ra bay lên bớt thì đậy nút không bị bật ra nữa.
21.2. Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ
21.3. Nung nóng đỏ rivê thì rivê nở dài ra và mềm ra. DÙng rivê tán đầu còn lại cho bẹt ra. Khi nguội đinh rivê co lại , giữ chặt hai tấm kim loại
Xem thêm bài viết khác
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Mặt phẳng nghiêng
- Đáp án bài tập trang 78-79 vbt vật lí 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Khối lượng - Đo khối lượng
- Đáp án bài tập bổ sung trang 85 VBT vật lý 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
- Đáp án bài tập bổ sung trang 9 VBT vật lý 6
- Giải vở BT vật lí 6 bài: Đòn bẩy
- Đáp án bài tập trang 91-92 vbt vật lí 6
- Đáp án bài tập trang 53-54 vbt vật lí 6
- Đáp án bài tập trang 71-72-73 vbt vật lí 6
- Đáp án bài tập trang 46-47 vbt vật lí 6
- Đáp án bài tập bổ sung trang 36-37 VBT vật lý 6