Đáp án đề thi thử lên lớp 10 môn Ngữ Văn lần 1 năm 2017
Bài làm:
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan.
b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.
d. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu.
Câu 2. (3,0 điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Học sinh biết viết một bài văn thuyết minh.
- Bố cục rõ ràng, chữ viết đủ nét, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể và cách cho điểm:
a. Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”. (0,25đ)
b. Thuyết minh về tác giả (0,75đ)
- Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
c. Thuyết minh về bài thơ “Bếp lửa” (1,75đ)
- Xuất xứ: Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ở nước ngoài, sau được đưa vào tập “Hương cây - Bếp lửa”.
- Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
- Bố cục:
- Khổ 1: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà
- 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa
- Khổ 6: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
- Khổ cuối: nỗi nhớ bà khôn nguôi của người cháu đã trưởng thành.
d. Giá trị nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu (...), đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước (...).(0,75đ)
e. Giá trị nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp hài hoà nhiều phương thức biểu đạt (...), sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng (...),...(0,5đ).
f. Đánh giá chung:.(0,25đ)
“Bếp lửa” là bài thơ hay, xúc động về tình bà cháu, bồi dưỡng cho người đọc tình yêu đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Câu 3: (5,0 điểm)
* Yêu cầu : (0,5 điểm)
- Bài viết bố cục rõ ràng, không lạc đề, văn viết có cảm xúc
- Mở bài phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
* Nội dung cơ bản : (2,5 điểm)
- Trong bom rơi,những chàng trai lái xe không kính hợp lại với nhau thành một tiểu đội, thành những người có chung chí hướng. Nhưng hơn thế, mỗi km đường đi lại thành km tình nghĩa bởi họ không chỉ là đồng chí, họ còn là anh em ruột thịt:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
- Khổ thơ đã ghi lại những giây phút dừng chân đầy tình yêu thương, đầm ấm của những người lính lái xe. Sau những giây phút làm nhiệm vụ sau buồng lái, vượt qua bom đạn kẻ thù, họ dừng chân cùng nhau chia sẻ từng bát cơm, hạt gạo như một gia đình. Hình ảnh chiếc bếp Hoàng Cầm ấm cúng và những người lính ngồi cạnh nhau nghỉ ngơi khiến lòng ta bình yên lại. Bởi giữa cái khốc liệt của chiến tranh thì khoảnh khắc ấy đẹp quá! Nó khiến người ta có thêm niềm tin và động lực để đi tiếp:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm
- Trên những chiếc xe không kính là cả bầu trời bao la rộng lớn chở che cho các anh. Chúng ta không thể quên những chiếc võng mắc trên thùng xe, các anh nằm chợp mắt hay kể chuyện vặt, hay đánh đàn và hát rộn vang theo nhịp của những bánh xe lăn tròn. Cuộc chiến đấu gian nan vất vả của những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mỹ được Phạm Tiến Duật khắc họa thật chân thực và sống động biết mấy. Chỉ hai từ “chông chênh” mà cho người đọc cảm thấy như chính mình đang cùng ngồi với các anh trên chiếc võng Trường Sơn.
- Từ đầu bài thơ đến tận khổ cuối, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều những từ “không” và đến khổ cuối thì điệp khúc “không” đó được nhấn mạnh liên tiếp:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước”
- Không chỉ “không có kính”, những chiếc xe trong kháng chiến chống Mỹ còn thiếu thốn đủ thứ: từ đèn tới mui xe, thùng xe cũng xước hết vì những hủy hoại tàn khốc của bom đạn chiến tranh. Nó tố cáo bản chất ác liệt của chiến tranh và đồng thời cũng làm nổi bật trước mắt người đọc một cái “có” ngời sáng toàn bài thơ:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Đọng lại cuối bài thơ là hình ảnh “trái tim” – biểu tượng cho tình yêu Tổ quốc, cho khát vọng chiến đấu bảo vệ độc lập tự do, thống nhất nước nhà của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. Tất cả những khó khăn, gian khổ kia chẳng là gì so với lòng nhiệt huyết và khát vọng sục sôi của những người thanh niên yêu nước. Nó chỉ càng mài giũa thêm cho họ sức mạnh để chiến thắng tất cả để hành động, để tiến lên phía trước như những chiếc xe không ngừng chi viện cho miền Nam thân yêu.
* Nghệ thuật cơ bản : (1 điểm)
- Giọng thơ ngang tàn, có cả chất nghịch ngợm, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả ( những chàng trai lái xe trên những chiếc xe không kính ). Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày nhưng vẫn thú vị và giàu chất thơ ( Chất thơ ở đây là từ những hình ảnh độc đáo, từ cảm hứng về vẻ hiên ngang, dũng cảm, sự sôi nổi trẻ trung của những người lính lái xe, từ ấn tượng cảm giác được miêu tả cụ thể, sống động và gợi cảm… )
- Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động. Những yếu tố về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ đã góp phần trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn một cách chân thực và sinh động.
* Đánh giá, nâng cao : (1 điểm)
- Toàn bộ bài thơ mà đặc biệt là hai khổ thơ cuối đã nhắc nhiều tới cái khó khăn, gian khổ của người lính lái xe, nhưng cái đọng lại lại là niềm tin, là tình yêu miền Nam, tình yêu đất nước.
- Bài thơ làm sáng ngời chất lính rất hồn nhiên, phóng khoáng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ. Phạm Tiến Duật bằng chính tài năng và những trải nghiệm sâu sắc của bản thân đã truyền cho thế hệ trẻ ngày ấy niềm lạc quan, yêu đời để chiến đấu và chiến thắng.
- Đến ngày hôm nay, tuy chiến tranh đã lùi xa, nhưng “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vẫn khiến chúng ta yêu mến vô cùng. Bởi nhìn vào đó, chúng ta thấy được không khí của cả thời chống Mỹ, nhìn vào đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ cha anh, để tự hối thúc bản thân sống có ích hơn, sống lạc quan hơn!
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi môn ngữ văn lớp 9 lên 10 (đề 2)
- Đáp án phần II Đề thi thử lên lớp 10 môn Ngữ Văn lần 3 năm 2017 trường chuyên Nguyễn Huệ
- Đáp án câu 3 Đề thi thử lên lớp 10 môn Ngữ Văn lần 2 năm 2017 tỉnh Vinh Phúc
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Sơn La năm 2022 Đề thi môn Văn vào 10 tỉnh Sơn La năm 2022
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn trường THCS Âu Cơ năm 2022 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2022
- Đáp án câu 2 Đề thi thử lên lớp 10 môn Ngữ Văn lần 2 năm 2017 tỉnh Vinh Phúc
- Những lưu ý khi làm câu nghị luận xã hội đề thi vào 10 Lưu ý khi làm bài nghị luận xã hội trong đề thi vào 10
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Đắk Nông năm 2022 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Đắk Nông 2022
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Tuyên Quang năm 2022 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Tuyên Quang năm 2022
- Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3: (1) Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa...
- Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian.
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Phòng GD Cẩm Khê Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn