Đề 11: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018
Đề 11: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm
Câu 1: Gen là một đoạn ADN:
- A. chúa các bộ 3 mã hóa các axitamin.
- B. mang thông tin mã hóa cho một sản pham xác định là chuỗi polipéptít hayARN.
- C. mang thông tin di truyền.
- D. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
Câu 2: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử
ADN hình thành theo chiều:
- A. cùng chiều với chiều tháo xoắn của ADN
- B. 3' đến 5'
- C. 5' đến 3'
- D. cùng chiều với mạch khuôn
Câu 3: Mỗi bộ ba mã hóa cho 1 axitamin, đây là đặc điểm nào của mã di truyền?
- A. Tính liên tục
- B. Tính thoái hoá
- C. Tính đặc hiệu
- D. Tính phổ biến
Câu 4: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã ở sinh vật nhân thực,
phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Cả hai quá trình trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần
- B. Việc lắp ghép các đơn phân đƣợc thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bố sung
- C. đều diễn ra có sự tiếp xúc của các enzim ADN pôlimeraza, em zim cắt
- D. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
Câu 5: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng 2 liên kết hiđrô của gen:
- A. thêm 1 cặp nuclêôtit A= T
- B. Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X
- C. Thay thế 2cặp A - T bằng 2 cặp T - A
- D. Mất 1 cặp nuclêôtit A =T
Câu 6: Một gen có chiều dài 5100 Å và có 3.900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu
của gen nói trên bằng:
- A. A = T = 900, G = X = 60
- B. A = T = 600, G = X = 900
- C. A = T = 720, G = X = 480
- D. A = T = 480, G = X = 720
Câu 7: Hãy xác định ý nào không đúng khi nói về cơ chế hình thành thể tự đa bội
là:
- A. Giao tử bình thường kết hợp với giao tử bất thường
- B. Giao tử bình thường kết hợp với giao tử bình thường
- C. Giao tử bất thường kết hợp với giao tử bất thường
- D. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tất cả các NST không phân li
Câu 8: Xét 2 NST không tương đồng mang các đoạn lần lượt là: ABCDEG.HIK. Sau
đột biến đã xuất hiện NST có cấu trúc: ABCDH. GEIK. Đây là dạng đột biến:
- A. Lặp đoạn
- B. Chuyển đoạn
- C. Đảo đoạn
- D. Mất đoạn
Câu 9: Ở người, đột biến mất một phần vai ngắn nhiễm sắc thể số 5 gây nên hội chứng:
- A. AIDS
- B. tiếng mèo kêu
- C. Đao
- D. Tơcnơ
Câu 10: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu gen
được xác định theo công thức nào?
- A. Tỉ lệ phân li kiểu gen là (1 : 3 : 1)n
- B. Tỉ lệ phân li kiểu gen là (3 : 1)n
- C. Tỉ lệ phân li kiểu gen là (1 : 2 : 1)n
- D. Tỉ lệ phân li kiểu gen là (1 : 4 : 1)n
Câu 11: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có
alen tương ứng trên Y. A quy định mắt đỏ, a quy định mắt trắng, nếu ruồi mắt đỏ
giao phối với ruồi mắt đỏ cho tỉ lệ ruồi mắt trắng là ¼ thì kiểu gen của ruồi mắt đỏ
bố, mẹ là:
- A. XaY, XA Xa
- B. XaY, XA XA
- C. XAY, XA XA
- D. XAY, XA Xa
Câu 12: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?
- A. Các giao tử và các hợp tử có súc sống nhƣ nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính
- trạng.
- B. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
- C. mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
- D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao
- tử khi thụ tinh.
Câu 13: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1
tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li ở F1 về
kiểu gen không giống cả cha lẫn mẹ là:
- A. 1/4
- B. 7/8
- C. 1/16
- D. 1/32
Câu 14: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1
tính trạng. Cho cá thể mang kiểu gen AaBbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử
(kiểu tổ hợp) tối đa là:
- A. 32
- B. 64
- C. 128
- D. 256
Câu 15: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung theo trật tự:
1 – Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
2 – Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3.
3 – Tiến hành thí nghiệm chúng minh.
4 – Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
- A. 4 2 3 1
- B. 4 2 1 3
- C. 4 3 2 1
- D. 4 1 2 3
Câu 16: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng
hợp lặn) được 48 con lông xam nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Cho chuột
lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn chuột lông
xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân li kiểu hình ở F2 như thế
nào?
- A. 9 lông xám nâu : 3 lông đen : 4 lông trắng.
- B. 12 lông xám nâu : 3 lông đen : 1 lông trắng.
- C. 9 lông xám nâu : 1 lông đen : 1 lông trắng.
- D. 9 lông xám nâu : 4 lông đen : 5 lông trắng.
Câu 17: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa
đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào
sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?
- A. Lai phân tích cây hoa đỏ F2
- B. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1
- C. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn
- D. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ P
Câu 18: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt
tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho
các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn, ở đời con thu đƣợc
4000 cây, trong đó có 160 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột
biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với tần số
bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây có kiểu hình hạt dài, chín sớm ở đời con là:
- A. 840
- B. 3840
- C. 2160
- D. 2000
Câu 19: Ở người, gen quy định mù màu đỏ lục nằm trên NST X, không có alen trên
Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, họ có người con trai bị bệnh mù màu đỏ lục. Xác
suất họ sinh đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu là:
- A. 25%
- B. 12,5%
- C. 50%
- D. 75%
Câu 20: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số
tương đối của alen A, a lần lượt là:
- A. 0,3 ; 0,7
- B. 0,8 ; 0,2
- C. 0,7 ; 0,3
- D. 0,2 ; 0,8
Câu 21: Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được:
- A. Đột biến ở mã mở đầu
- B. Đột biến ở mã kết thúc
- C. Đột biến ở bộ ba ở giữa gen
- D. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc
Câu 22: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu
trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
Câu 23: Một gen có tổng số 2 loại nu bằng 30% và tổng số liên kết hóa trị giữa các nu là
1198. Phân tử mARN do gen đó tổng hợp có 210U và 120G.Kết luận nào dưới đây đúng?
- A. Tổng số Avà T của gen là 360
- B. Gen này có A=T=210
- C. Tổng số A và Tlà 840
- D. Tổng số G và X của gen là 420
Câu 24: Cho đoạn mạch gốc của gen là : 3’ AGX TTA GXA 5’, đoạn mARN tương ứng
do gen này tổng hợp là:
- A. 5’UXG AAU XGU 3’
- B. 5’ TXG AAT XGT 3’
- C. 5’AGX UUA GXA 3’
- D. 3’AGX UUA GXA 5’
Câu 25: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
- B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
- C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
- D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
Câu 26: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
- A. 5’UAG3’
- B. 5’UGG3’
- C. 5’UAX3’
- D. 5’UGX3’
Câu 27: Cho biết A trội hoàn toàn so với Lấy hạt phấn của cây tam bội Aaa thụ phấn
cho cây tú bội Aaaa, nếu hạt phấn lưỡng bội không có khả năng thụ tinh thì tỉ lệ kiểu hình
ở đời con là:
- A. 11 : 1
- B. 2 : 1
- C. 8 : 1
- D. 3 : 1
Câu 28: Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
- A. Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng
- hợp.
- B. Trong mỗi phân tử ADN con thì có sự xen kẽ giữa các đoạn của ADN mẹ với các
- đoạn mới tổng hợp.
- C. Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử
- ADN mới tổng hợp.
- D. Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.
Câu 29: Dạng đột biến nào dưới đây rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra
những giống năng suất cao , phẩm chất tốt hoặc không hạt.
- A. Đột biến gen
- B. Đột biến dị bội
- C. Thể 3 nhiễm
- D. Đột biến đa bội
Câu 30: Ở cà độc dược 2n = 24. Số nhiễm sắc thể của thể 3 ở loài này là:
- A. 12
- B. 24
- C. 25
- D. 23
Câu 31: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:
- A. Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
- B. Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
- C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
- D. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
Câu 32: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây dưới đây để có thể áp dụng
chất consixin nhằm tạo giống mới đa bội đem lại hiệu quả kinh tế cao:
- A. Cây lúa
- B. Cây đậu tương
- C. Cây củ cải đường
- D. Cây ngô
Câu 33: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò nhƣ “ ngƣời phiên
dịch”:
- A. rARN
- B. tARN
- C. mARN
- D. ADN
Câu 34: Ở cà chua 2n = 24 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là:
- A. 25
- B. 48
- C. 27
- D. 36
Câu 35: Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hidrô của gen :
- A. Thay thế 1 cặpA – T bằng cặp G – X
- B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A
- C. Mất 1 cặp nuclêôtit
- D. Thêm 1 cặp nuclêôtit
Câu 36: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân
thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động
lên ADN trong tế bào chất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử
ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào
chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
- A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 1
Câu 37: Sự rối loạn phân li của cặp NST 13 trong quá trình giảm phân I của một tế bào
sinh trứng sẽ dẫn đến sự xuất hiện:
- A. Một trứng bình thường và một trứng bị đột biến.
- B. Một trứng thừa 1 NST 13, một trứng bị thiếu NST 13.
- C. Một trứng bị đột biến thừa hoặc thiếu 1 NST 13.
- D. Một trứng bị đột biến thừa và thiếu 1 NST 13.
Câu 38: Cho một số phát biểu sau về các gen trong operon Lac ở E li, có bao nhiêu phát
biểu đúng?
(1) Mỗi gen mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit khác nhau.
(2) Mỗi gen đều có một vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.
(3) Các gen đều có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.
(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra trong tế bào chất.
(5) Mỗi gen đều tạo ra 1 phân tử mARN riêng biệt.
- A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 5
Câu 39: Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là:
- A. Quá trình giải mã
- B. Quá trình dịch mã
- C. Quá trình tái bản
- D. Quá trình phiên mã
Câu 40: Điều hòa hoạt dộng của gen chính là :
- A. Điều hòa lượng sản pham của gen được tạo ra.
- B. Điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra.
- C. Điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra.
- D. Điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra.
Xem thêm bài viết khác
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 218 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 218
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 219
- Đề 19: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 205
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 201
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 6
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 2
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 215 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 210 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 20Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 20
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 201 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT