Đề 13: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018
Đề 13: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.
Câu 1: Điểm mới của hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Đông Dương 5-1941 sơ với hội nghị 11-1939 là:
- A. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến
- B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô giảm tức
- C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng bước ở Đông Dương
- D. Thành lập Mặt trận thống nhất rộng rãi chống đế quốc
Câu 2: Giành chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là những tỉnh:
- A. Hải Dương, Hà Tình, Quảng Nam, Hà nội
- B. Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Quảng Nam
- C. Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa
- D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
Câu 3: Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt”?
- A. Chiến thắng Vạn Tường
- B. Chiến thắng Ấp Bắc.
- C. Chiến thắng Bình Giã.
- D. Chiến thắng Ba Gia .
Câu 4: Trong hiệp định Pari 1973 về chấp dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, điều khoản nào có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam
- A. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và lực lượng chính trị
- B. Nhân dân miền Nam Việt nam tự quyết định tương lai chính trị trị của họ thông qua cuộc Tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài
- C. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào ngày 27/1/1973 và Hoa Kì cam kết chấp dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam
- D. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Câu 5. Quốc tế Cộng sản được thành lập vào thời gian nào?
- A.Tháng 1/1919
- B.Tháng 2/1919
- C.Tháng 3/1919
- D.Tháng 4/1919
Câu 6: Mục tiêu đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kì 1936 – 1939 là:
- A. Chống đế quốc và chống phong kiến
- B. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do dân sinh, dân chủ, hòa bình.
- C. Chống đế quốc và phát xít giành độc lập dân tộc
- D. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra
Câu 7. Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là
- A. Đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn
- B. Khẩu hiệu "người cày có ruộng" trở thành hiện thực
- C. Giải phóng hoàn toàn nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến
- D. Đã đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến
Câu 8: Sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, nhiệm vụ của cách mạng nước ta:
- A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước
- B. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
- C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
- D. Cả ba nhiệm vụ trên
Câu 9: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?
- A. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất
- B. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép
- C. Giai cấp tư sản bị phá sản
- D. Thợ thủ công bị thất nghiệp
Câu 10. Chiến thắng nào dưới đây của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt" trên khắp miền Nam
- A. Phong trào Đồng khởi
- B. Chiến thắng Vạn Tường
- C. Chiến thắng trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967
- D. Chiến thắng Ấp Bắc
Câu 11. Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
- A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
- B. Chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950
- C. Chiến dịch Trung Lào năm 1953
- D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Câu 12. Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của cao trào cách mạng ở châu Âu trong những năm 1918 - 1923?
- A.Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga 1917
- B.Do đời sống của nhân dân các nước châu Âu khổ cực
- C.Sự áp đặt bóc lột của chính quyền các nước
- D.Do sự kêu gọi của chính phủ Liên Xô
Câu 13. Vai trò chủ yếu của hội Việt Nam cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam là
- A. Truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam
- B. Truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam
- C. Tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng
- D. Tập hợp thanh niên, trí thức yêu nước tham gia cách mạng
Câu 14. Một trong những điểm giống nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hoá chiến tranh là gì
- A. Thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt"
- B. Mĩ ra sức dồn dân, lập ấp, coi ấp chiến lược là quốc sách
- C. Mở ra các cuộc tiến công để tìm diệt và bình định
- D. Sử dụng quân đội Sài Gòn để mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương
Câu 15. Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện đầu tiên trong tác phẩm
- A. Đường Cách mệnh
- B. Chính cương vắn tắt, sách lược văn tắt
- C. Bản án chế độ thực dân Pháp
- D. Luận cương chiến tranh
Câu 16. Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc
- A. được bổ sung, hoàn chỉnh.
- B. chính thức được công bố.
- C. chính thức có hiệu lực.
- D. được chính thức thông qua.
Câu 17. Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị ở Véc-xai và Oasinhtơn nhằm mục đích gì?
- A.Hợp tác kinh tế
- B.Hợp tác quân sự
- C.Ký hồ ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi
- D.Bàn giải quyết hậu quả của chiến tranh
Câu 18. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?
- A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
- B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
- C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.
- D. Chiến dịch Đường 14-Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975.
Câu 19. Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây?
- A. Đảng Lập hiến.
- B. Hội Phục Việt.
- C. Đảng Thanh niên.
- D. Việt Nam nghĩa đoàn.
Câu 20. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian.
(1) Mặt trận Việt Minh được thành lập.
(2) Sự ra đời của Khu giải phóng Việt Bắc.
(3) Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì được triệu tập.
- A. (1), (3), (2).
- B. (3), (1), (2).
- C. (2), (3), (1).
- D. (1), (2), (3).
Câu 21. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?
- A. Phát xít Nhật, đế quốc Mĩ.
- B. Đế quốc Anh, phát xít Nhật.
- C. Thực dân Pháp, phát xít Nhật.
- D. Phát xít Nhật, Trung Hoa Dân quốc.
Câu 22. Nha Bình dân học vụ được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-9-1945) là cơ quan chuyên trách về
- A. xóa nạn mù chữ.
- B. bổ túc văn hóa.
- C. chống nạn thất học.
- D. giáo dục phổ thông.
Câu 23. Chính sách kinh tế mới của Lê-nin khởi xướng được Đảng Bôn-sờ-vích thực hiện vào thời gian nào?
- A.Tháng 10/1917
- B.Tháng 01/1921
- C.Tháng 02/1921
- D.Tháng 03/1921
Câu 24. Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- A. quyết định phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ.
- B. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
- C. họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
- D. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Câu 25. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
- A. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
- B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
- C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
- D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.
Câu 26. Mĩ phải công nhận thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?
- A.Năm 1917
- B.Năm 1922
- C.Năm 1932
- D.Năm 1933
Câu 27. Ngày 13-8-1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào?
- A. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
- B. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng.
- C. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.
- D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
Câu 28. Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
- A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).
- B. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).
- C. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế kỉ XX).
- D. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
Câu 29: Trọng tâm của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
- A. Dồn dân vào ấp chiến luợc.
- B. Dùng người Việt đánh người Việt.
- C. Bình định miền Nam.
- D. Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
Câu 30. Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ trọng tâm gì?
- A.Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại
- B.Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
- C.Mở rông giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài
- D.Đẩy mạnh xây dựng nền chủ nghĩa quốc phòng hiện đại
Câu 31: Chiến thắng nào của ta đã làm phá sản mục tiêu chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ?
- A. Chiến thắng Ba Rài.
- B. Chiến thắng Đồng Xoài.
- C. Chiến thắng Ấp Bắc.
- D. Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967
Câu 32. Công cuộc xây dựng đã đòi hỏi như thế nào cho các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết?
- A.Liên minh, đoàn kết chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt
- B.Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh riêng của mỗi nước.
- C.Liên kết với nước đế quốc bên ngoài để nhận sự giúp đỡ
- D.Một hai dân tộc liên minh với nhau
Câu 33: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu" là câu nói của ai?
- A. Nguyễn Thị Minh Khai
- B. Nguyễn Ái Quốc
- C. Trần Phú
- D. Nguyễn Văn Cừ
Câu 34. Việc thực hiện chính sách kinh tế mới, vai trò của kinh tế Nhà nước như thế nào?
- A.Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân
- B.Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt nền kinh tế nhiều thành phần
- C.Tư bản trong nước lũng đoạn chi phối nền kinh tế
- D.Kinh tế nước Nga Xô viết phụ thuộc vào kinh tế tư bản nước ngoài
Câu 35: Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng do:
- A. Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai...lãnh đạo.
- B. Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long.. lãnh đạo.
- C. Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... sáng lập.
- D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
Câu 36: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là gì?
- A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
- B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối CM miền Nam
- C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.
- D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề
Câu 37: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma rốc, Tuy-ni-di...lập ra:
- A. Hội liên hiệp thuộc địa.
- B. Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
- C. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á đông.
- D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Câu 38: Đầu năm 1955, khi đã đứng vững ở miền Nam Việt Nam tập đoàn Ngô Đình Diệm đã mở chiến dịch nào?
- A. “tố cộng”, “diệt cộng”
- B. “bài phong”, “đả thực”, “diệt cộng”.
- C. “tiêu diệt cộng sản không thương tiếc”.
- D. “thà bắn nhầm hơn bỏ sót”.
Câu 39: Câu thơ "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười" (Trích: Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên) phù hợp với sự kiện nào trong đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
- A. Ra báo Thanh niên.
- B. Xuất bản "Bản án chế độ thực dân Pháp".
- C. Viết Tuyên ngôn độc lập.
- D. Đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 40: Đồng chí Tổng bí thư đầu tiên của Đảng là:
- A. Lê Hồng Phong
- B. Trần Phú
- C. Hà Huy Tập
- D. Nguyễn Văn Cừ
Xem thêm bài viết khác
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 317
- Đề và đáp án môn Sử mã đề 312 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 23
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 322
- Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 20
- Đề và đáp án môn Sử mã đề 305 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn Sử kì thi THPT 2017 Đề số 16
- Đề và đáp án môn Sử mã đề 323 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề 4: Luyện thi THPTQG môn Lịch sử năm 2019
- Đề 2: Luyện thi THPTQG môn Lịch sử năm 2019
- Đề 10: Luyện thi THPTQG môn Lịch sử năm 2019
- Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 5