Đề 17: Luyện thi THPTQG môn Hóa năm 2018
Đề 17: Luyện thi THPTQG môn Hóa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.
Câu 1: Cacbonhidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường ?
- A. Glucozơ
- B. Mantozơ
- C. Fructozơ
- D. Saccarozơ
Câu 2: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là:
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
Câu 3: Đung nóng 100 gam dung dịch Glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
- A. 16,2
- B. 21,6
- C. 10,8
- D. 32,4
Câu 4: Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?
- A. Tơ olon
- B. Tơ Lapsan
- C. Tơ nilon-6,6
- D. Tơ tằm
Câu 5: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
- A. Hg.
- B. Cs.
- C. Al.
- D. Li.
Câu 6: Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Trong quá trình điện phân ở anot xảy ra quá trình oxi hóa
- B. Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa
- C. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4 không xảy ăn mòn điện hóa
- D. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion dương.
Câu 7: Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là:
- A. etanol
- B. glyxin
- C. Metylamin
- D. anilin
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
- A. 4,48 lít
- B. 3,36 lít
- C. 2,24 lít
- D. 1,12 lít
Câu 9: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng
- A. Este hóa
- B. Xà phòng hóa
- C. Tráng bạc
- D. Trùng ngưng
Câu 10: Công thức hóa học của sắt (III) hidroxit là:
- A. Fe2O3
- B. Fe(OH)3
- C. Fe3O4
- D. Fe2(SO4)3
Câu 11: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch.
- A. Muối ăn
- B. giấm ăn
- C. kiềm
- D. ancol
Câu 12: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, natri fomat, axit fomic, xenlulozo. Số chất vừa tham gia phản ứng tráng bạc, vừa làm mất màu nước brom là :
- A. 5
- B. 3
- C. 2
- D. 4
Câu 13: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
- A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
- B. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
- C. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
- D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
Câu 14: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình
- A. Sn bị ăn mòn điện hóa.
- B. Fe bị ăn mòn điện hóa.
- C. Fe bị ăn mòn hóa học.
- D. Sn bị ăn mòn hóa học.
Câu 15: Chất không thủy phân trong môi trường axit là:
- A. Glucozơ
- B. Saccarozơ
- C. Xenlulozơ
- D. Tinh bột
Câu 16: Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, (NH4)2SO4. Dung dịch thuốc thử cần thiết để nhận biết các dung dịch trên là:
- A. NaOH
- B. Ba(OH)2
- C. NaHSO4
- D. BaCl2
Câu 17: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:
- A. 12,3
- B. 8,2
- C. 15,0
- D. 10,2
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch BaOH thu được sản phẩm có muối H2N – CH2 – COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C = 12, O = 16).
- A. H2N – CH2 – COO – C3H7.
- B. H2N – CH2 – COO – CH3.
- C. H2N – CH2 – CH2 – COOH.
- D. H2N – CH2 – COO – C2H5
Câu 19: Số đồng phân amin bậc 1 của công thức C4H11N là:
- A. 8
- B. 3
- C. 4
- D. 2
Câu 20: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là :
- A. 3,425.
- B. 4,725.
- C. 2,550.
- D. 3,825.
Câu 21: Một mẫu khí thải ra được cho qua dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do khí thải có ?
- A. SO2
- B. H2S
- C. CO2
- D. NO2
Câu 22: Protetin tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu ?
- A. trắng
- B. đỏ
- C. tím
- D. vàng
Câu 23: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm X mol HC1 và y mol ZnCl2, kết quả của thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau :
Tổng (x + y + z) là:
- A. 2,0
- B. 1,1
- C. 0,8
- D. 0,9
Câu 24: Kim loại Ag không tan trong dung dịch:
- A. HNO3 loãng
- B. HNO3 đặc nóng
- C. H2SO4 đặc nóng
- D. H2SO4 loãng
Câu 25: Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
- A. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.
- B. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
- C. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
- D. Cu + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2.
Câu 26: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là :
- A. 5.
- B. 3.
- C. 6.
- D. 4.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:
- A. 7,312 gam
- B. 7,512 gam
- C. 7,412 gam
- D. 7,612 gam
Câu 28: Cho dãy chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOCH3, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH đun nóng là:
- A. 5
- B. 3
- C. 4
- D. 2
Câu 29: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Mặt khác, cho m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 2,4 gam NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
- A. 1,64 gam.
- B. 2,72 gam.
- C. 3,28 gam.
- D. 2,46 gam.
Câu 30: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-).
- A. 4,48 gam.
- B. 5,60 gam.
- C. 3,36 gam.
- D. 2,24 gam. `
Câu 31: Hòa tan hết 3,264 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600ml dung dịch HNO3 1M đung nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là:
- A. 9,760
B. 9,120
- C. 11,712
- D. 11,256
Câu 32: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất.
- A. Fe(NO3)3.
- B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
- C. Fe(NO3)2, AgNO3.
- D. Fe(NO3)3 và AgNO3.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là
- A. 0,6
- B. 1,25
- C. 1,20
- D. 1,50
Câu 34: X là một peptit có 16 mắt xích được tạo từ các -amino axit cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là :
- A. 46 gam
- B. 41 gam
- C. 43 gam
- D. 38 gam
Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là :
- A. 2
- B. 3
- C. 1
- D. 4
Câu 36: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400ml dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng với vừa hết 800ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là:
- A. 0,2
- B. 0,25
- C. 0,1
- D. 0,15
Câu 37: Hỗn hợp M gồm axit cacbonxylic X và este Y (đều đơn chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đung nóng kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là:
- A. C2H5COOH và 18,5.
- B. CH3COOH và 15,0.
- C. C2H3COOH và 18,0
- D. HCOOH và 11,5.
Câu 38: Hỗn hợp M gồm H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol M thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 24,3 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là:
- A. 0,06 mol.
- B. 0,08 mol.
- C. 0,07 mol.
- D. 0,05 mol.
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(1) Cho xenlulozo vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
(2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp
(3) tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét
(4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi)
(5) Trong phản ứng tráng gương, glucozo đóng vai trò chất oxi hóa
Số phát biểu đúng là :
- A. 2
- B. 3
- C. 5
- D. 4
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
- A. 63.
- B. 18.
- C. 73.
- D. 20.
Xem thêm bài viết khác
- Cách làm câu số 16, 22, 27 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 21
- Lời giải câu số 13, 20, 33 Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2017 đề minh họa của Bộ GD
- Lời giải câu số 36, 22, 40 Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa năm 2017 của trường THPT chuyên KHTN lần 4
- Cách làm câu số 15, 20, 21 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 18
- Thi THPTQG 2020: Đề thi và đáp án môn Hóa học mã đề 209
- Cách làm câu số 14, 18, 21 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 22
- Cách làm câu số 20, 29, 31 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 19
- Lời giải câu số 4, 6, 31 Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa năm 2017 của trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hóa
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 30
- Lời giải câu số 30, 34, 35 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 13
- Thi THPTQG 2020: Đề thi và đáp án môn Hóa học mã đề 218
- Lời giải câu số 5, 6, 10 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 10