Đề ôn thi môn ngữ văn lớp 9 lên 10 (đề 20)
Bài có đáp án. Đề ôn thi môn ngữ văn 9 lên 10 (đề 20). Học sinh luyện đề bằng cách tự giải đề sau đó xem đáp án có sẵn để đối chiếu và kiểm tra số điểm mình làm được. Chúng ta cùng bắt đầu.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 198)
Câu 1: (1.0 điểm) Xác định phép liên kết hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu: “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”
Câu 2: (0.5 điểm) Câu văn “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” sử dụng phép tu từ gì?
Câu 3: (0.5 điểm) Theo em, vì sao tác giả lại nhấn mạnh chi tiết bé Thu “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”?
Câu 4: (1.0 điểm) Em có nhận xét gì về tình cảm bé Thu đối với ông Sáu được thể hiện qua đoạn trích trên?
II. Phần tập làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Việc bày tỏ tình cảm của con cái đối với cha mẹ có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng là một việc rất cần thiết.
Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về điều đó.
Câu 2: (5.0 điểm)
Sách giáo khoa Ngữ văn 9 có nhận định rằng: Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
Từ việc cảm nhận của em về đoạn thơ sau, hãy làm sáng tỏ nhận định trên:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều, SGk Ngữ Văn 9, tập một, trang 84,85)
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nam năm 2022 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Hà Nam năm 2022
- Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.
- Đề ôn thi môn ngữ văn lớp 9 lên 10 (đề 3)
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi năm 2022 Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Quảng Ngãi năm 2022
- Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa thiêng liêng của chiếc lược bằng ngà trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng...
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2022 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Bắc Ninh năm 2022
- Kể tên các thành phần biệt lập. Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó
- Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn quận Nam Từ Liêm năm 2022 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2022
- Nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước Nghị luận về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
- Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, có viết: “Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác".
- Đề thi vào 10 chuyên Văn trường Chuyên KHXH&NV năm 2022 Đề thi chuyên Văn vào lớp 10 năm 2022