Sách giáo khoa Ngữ văn 9 có nhận định rằng: Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng...
Câu 2: (5.0 điểm)
Sách giáo khoa Ngữ văn 9 có nhận định rằng: Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
Từ việc cảm nhận của em về đoạn thơ sau, hãy làm sáng tỏ nhận định trên:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều, SGk Ngữ Văn 9, tập một, trang 84,85)
Bài làm:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức:
1. Giới thiệu chung
- Tác giả
- Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
- Truyện Kiều là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.
- Tác phẩm
- Thuộc phần đầu của tác phẩm, nằm ngay sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.
- Là đoạn thơ tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của hai nàng Kiều.
2. Chứng minh
“Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du”.
=> Nhận xét đã khẳng định giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của đoạn trích Cảnh ngày xuân.
a. Khung cảnh ngày xuân (4 câu thơ đầu)
* Hai dòng thơ đầu là khung cảnh ngày xuân tuyệt đẹp.
- Hình ảnh “con én đưa thoi”:
- Tả: cảnh những cánh én bay liệng đầy trời rộn ràng như thoi đưa -> hình ảnh đẹp quen thuộc của mùa xuân.
- Gợi: Thời gian trôi nhanh
Không gian cao rộng của bầu trời
Không khí ấm áp của mùa xuân
- Câu thơ “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”:
- Tả: ánh sáng đẹp của ngày xuân
- Gợi: Một không gian tràn đầy nắng ấm
Thời điểm tháng 3 mùa xuân là thời điểm thiên nhiên đạt tốc độ rực rỡ nhất, viên mãn nhất.
Sự nuối tiếc của chị em Thúy Kiều vì mùa xuân tươi đẹp đang trôi qua nhanh.
=> Hai câu thơ không chỉ có giá trị thông báo về thời gian mà còn tô đậm ấn tượng về một mùa xuân đang độ chín rất đỗi ngọt ngào. Đối diện với mùa xuân ấy lòng người không khỏi bồi hồi, xao xuyến.
* Hai câu thơ tiếp đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:
- Hình ảnh “cỏ non xanh tận chân trời”:
- Tái hiện một không gian tràn đầy sắc xanh non của cỏ mùa xuân.
- Gợi: sự tươi no và sức sống dat dào của mùa xuân.
- Hình ảnh “cành lê”:
- Đảo ngữ “trắng điểm” -> tô đậm sắc trắng của đóa hoa lê.
- “điểm”: gợi ấn tượng về sự thanh thoát của hoa.
- Màu sắc:
- Sắc xanh của cỏ.
- Màu trắng của hoa
=> Hài hòa, gợi một không gian trong trẻo, tinh khôi, tràn trề nhựa sống.
=> Với bút pháp chấm phá tài tình, tác giả đã rất thành công khi phác họa bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi đẹp => Thế giới tâm hồn tràn đầy niềm tươi vui, phấn chấn và có chút tiếc nuối của chị em Thúy Kiều.
b. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
* Lời giới thiệu (2 câu thơ đầu):
- Nghệ thuật tiểu đối cùng việc tách từ “lễ hội” ra làm đôi -> giúp Nguyễn Du miêu tả hai hoạt động cùng diễn ra trong ngày hội xuân: lễ tảo mộ và hội đạp thanh.
- Gợi: sự giao hòa:
- Lễ: là lòng tri ân tổ tiên
- Hội: là dịp những người trẻ tuổi đi du xuân, thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân.
- Lễ hội diễn ra tưng bừng tấp nập:
- Kết hợp giữa các từ ghép hai âm tiết: “gần xa”, “yến anh”, “chị em”… cùng các từ láy “sắm sửa”, “nô nức”, “dập dìu”… -> tâm trạng náo nức, tươi vui, sự rộn ràng trong lòng người chơi xuân.
- Biện pháp ẩn dụ: “nô nức yến anh” : Một mặt gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân. Mặt khác gợi những xôn xao trong cuộc chuyện trò, gặp gỡ; những háo hức, tình tứ của đôi lứa uyên ương.
- Biện pháp so sánh: “ngựa xe như nước, áo quần như nêm”: tái hiện sự đông đúc, từng đoàn người chen vai thích cánh đi chơi xuân chật như nêm.
3. Nhận xét
- Nội dung: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động, tươi đẹp, hài hòa. Đồng thời nhà thơ đã biến khung cảnh thiên nhiên ấy thành một phương tiện để khám phá thế giới nội tâm nhân vật.
- Nghệ thuật:
- Tài nghệ sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Đặc biệt ông đã sử dụng rất thành công hệ thống từ láy rất giàu gái trị biểu cảm.
- Biện pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện.
- Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ
Xem thêm bài viết khác
- Đề thi thử vào 10 môn Văn phòng GD Cẩm Thủy năm 2022 Đề thi thử vào 10 môn Văn 2022
- Đề thi vào 10 chuyên Văn tỉnh Nghệ An năm 2022 Đề thi chuyên Văn vào lớp 10 năm 2022
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn phòng GD Đông Hưng năm 2022 Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2022
- Viết một đoạn văn ngắn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
- Đề thi thử vào 10 môn Văn phòng GD Kim Sơn năm 2022 Đề thi thử vào 10 môn Văn 2022
- Đề ôn thi Ngữ Văn vào 10 đề 17 - Câu 1 Ôn thi Ngữ Văn vào 10
- Đề thi vào 10 môn Văn trường chuyên Sư phạm Hà Nội năm 2022 Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn 2022
- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu Viếng lăng Bác Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi năm 2022 Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Quảng Ngãi năm 2022
- Đáp án câu 1 Đề thi thử lên lớp 10 môn Ngữ Văn lần 2 năm 2017 tỉnh Vinh Phúc
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh năm 2022 Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Trà Vinh năm 2022
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2022 - Đề 2 Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 năm 2022