Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 15Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 15
Đề thi gồm 40 câu dưới dạng trắc nghiệm (có đáp án) giúp các bạn đánh giá năng lực môn Sinh học và rèn kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia. Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 15
Thời gian làm bài: 50 phút
(không để thời gian phát đề)
Câu 1: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm là sai với thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 2: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen
B. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa
C. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt
D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
Câu 3: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoа đỏ, alen b: hoа trắng. hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấnđược F1. Cho giao phấn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ của F1. Nếu không cóđột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là
A. 1/9
B. 8/9
C. 4/9
D. 2/9
Câu 4:Ở sinh vật nhân sơ, xét các phát biểu sau:
(1) Một mARN có thể mã hóa cho vài chuỗi polipeptit khác nhau.
(2) Chỉ có một loại ARN polymerase chịu trách nhiệm tổng hợp rARN, mARN, tARN.
(3) Sự phiên mã bắt đầu từ bộ ba AUG trên ADN.
(4) Gen điều hòa trong mô hình operon Lac ở vi khuẩn là điểm gắn của chất cảm ứng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 5:Một loài có bộ NST 2n=14, khi giảm phân thấy có 3 cặp xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm và
1 cặp bị rối loạn phân li, các cặp NST còn lại giảm phân bình thường. Số loại trứng tối đa của loài trên là
A. 768
B. 1256
C. 1536
D. 1024
Câu 6: Cho các trường hợp sau:
(1)Thể đồng hợp lặn
(2) Thể dị hợp
(3) Gen lặn trên vùng không tương đồng của NST X ở giới dị giao tử
(4)Thể đơn bội
(5)Thể tam nhiêm
(6) Thể 1 nhiễm
Số trường hợp gen lặn có thể biểu hiện thành kiểu hình là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Câu 7: Quan sát hình ảnh sau đây:
Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?
(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử histon và được gοί Ιà nuclêôxôm.
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi cơ bản với đường kính 11 nm.
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm.
(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân.
(6) Khi ở dạng cấu trúc 4, mỗi nhiễm sắc thể chứa hai phân tử ADN mạch thẳng, kép.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 8: Một loài có bộ NST 2n=40, một thể đột biến một nhiễm kép xảy ra ở cặp NST số 1 và cặp
NST số 3, theo lý thuyết thì trong số giao tử của cơ thể này, giao tử đột biến chiếm tỷ lệ:
A. 25%
B. 12.5%
C. 50%
D. 75%
Câu 9: Theo lí thuyết, đời con của phép lai nào sau đây sẽ có nhiều loại kiểu gen nhất?
A. AB/ab DE/de Hh x Ab/ab De/de hh
B. AB/ab DE/de Hh x Ab/aB De/dE Hh
C. AB/ab DE/de XH Xh x Ab/aB De/dE XH Y
D. AaBbDd EeHh x AaBbDd EeHh
Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng?
(1) Một đột biến gen lặn gây chết xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ hoàn toàn rakhỏi quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
(2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không ditruyền được qua sinh sản hữu tính.
(3) Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử cần phải trải qua ít nhất là hai thế hệ để tạo ra kiểu gen đồng hợp thìmới có thể biểu hiện ra kiểu hình.
(4) Sự biếu hiện của đột biến gen không những phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của
từng loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 11: Có một trình tự mARN 5’AUG GGG UGX UXG UUU 3’ mã hóa cho một đoạn
polipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi polipeptit hoàn chỉnh được tổng hợptừ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?
A. Thay thế nu thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng T
B. Thay thế nu thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng T
C. Thay thế nu thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng T
D. Thay thế nu thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng A
Câu 12: Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 8 (mỗi cặp nhiễm sắc thể gồm 1 chiếc có nguồn gốc
từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ). Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 32% số tế bào chỉ xảy ratrao đổi chéo tại một điểm ở cặp số 1, có 40% số tế bào chỉ xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở cặp số 3, cặpnhiễm số 2 và số 4 không có trao đổi chéo. Theo lí thuyết, loại tinh trùng mang tất cả các nhiễm sắc thể cónguồn gốc từ bố có tỉ lệ là:
A. 2,5%
B. 5%
C. 7.5%
D. 4,2%
Câu 13: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X qui định, tínhtrạng chiều cao do gen nằm trên NST thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gen nằm trong ti thể qui định.Chuyển nhân từ tế bào xôma của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng mấtnhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được tế bào C. Tế bào này nếu có thểphát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là:
A. Đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
B. Đực, lông νàng, chân thấp, kháng thuốc
C. Đực, lông vàng, chân cao, kháng thuốc
D. Cái, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
Câu 14: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen tương tác bổ sung,
khi lai cây quả dẹt thuần chủng với cây quả dài, thuần chủng thu được F1 toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 tự thụphấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Tгопg các phép lai của các cây F2 sau:
1.AaBB x aaBB
2. AABb x aaBb
3. AaBb x Aabb
4. AaBB x Aabb
5. AABb x Aabb
6. AaBb x aaBb
Phép lai thu được tỉ lệ kiểu hình 3 dẹt : 1 tròn là:
A. 2, 4
B. 2,5
C. 4,6
D. 1, 3, 5
Câu 15:Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở tế bào sinh dục, đột biến lệch bội chỉ xảy ra đối với cặp NST giới tính mà không xảy ra đối với cặp
NST thường.
B. Đột biến lệch bội được phát sinh do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng đều
không phân ly.
C. Ở cùng một loài tần số xảy ra đột biến lệch bội thể không nhiễm thường cao hơn đột biến lệch bội dạng thể một nhiễm.
D. Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng hình thành nên thể khảm
Câu 16: Ở người bệnh bạch tạng do 1 gen lặn nằm trên NST thường, bệnh máu khó đông do 1 gen lặn nằm trên NST giới tính X và không có alen trên Y. Một cặp vợ chồng bình thường, bên phía vợ có ông
ngoại bị máu khó đông, cha bị bạch tạng, bên phía chồng có bà nội và mẹ bị bạch tạng, những người khác trong2 gia đình không bị 2 bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 đứa con. Cho rằng trong quá trình giảm phânkhông có đột biến, xác suất để 2 đứa con đều bị 2 bệnh là:
A. 1/128
B. 1/1024
C. 1/512
D. 1/256
Câu 17:Ở một loài động vật, cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân
xám, mắt đỏ thuần chủng, được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có: 50% concái thân xám, mắt đỏ, 20% con đực thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân đen mắt trắng, 5% con đực thân đenmắt đỏ. Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen qui định. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật nào sauđây:
(1)Di truyền trội lặn hoàn toàn (2) Gen nằm trên nhiễm sắc thể X di truyền chéo
(3) Liên kết gen không hoàn toàn (4) Phân ly độc lập
A. 1, 2, 4
B. 1, 3, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3
Câu 18:Ở bò tính trạng không sừng là trội so với có sừng. Lông có thể có màu đỏ, trắng hoặc lang
do đỏ trội không hoàn toàn so với trắng. Cả hai gen qui định tính trạng này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thểthường khác nhau. Tiến hành lai một con bò đực với một con bò cái, cả hai đều có lông lang và đều là dị hợp tửvới tính trạng không sừng. Điều giải thích nào dưới đây là đúng đối với đời con của phép lai trên?
(1) Xác suất để sinh ra các con bò trắng có sừng và bò trắng không sừng là như nhau.
(2) Xác suất sinh ra bò lang không sừng cao gấp 3 lần bò lang có sừng.
(3) Xác suất sinh ra bò đỏ không sừng và bò trắng không sừng là như nhau.
(4) Về mặt thống kê thì số lượng bò lang có sừng phải nhiều hơn bất cứ kiểu hình nào khác.
(5) Xác suất để sinh ra bò lang không sừng nhiều gấp hai lần bò trắng không sừng.
A. 2, 3, 4
B. 2, 3, 5
C. 2, 4, 5
D. 1, 2, 3
Câu 19: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên:
1. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
2. Chọn lọc tự nhiên không loại bỏ hoàn toàn các gen lặn có hại trong quân thể.
3. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể.
4. Alen trội có hại bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ nhanh ra khỏi quần thể.
5. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 20:Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác gen theo
kiểu bổ sung, trong đó có cả 2 gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong hai gen A hoặc B thì quy địnhhoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng di truyền, trong đó alen A có tần số0,4 và alen B có tần số 0,3. Theo lý thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 12%
B. 32,64%
C. 1,44%
D. 56,25%
Câu 21: Ngƣời đàn ông mắc bệnh di truyền cƣới một ngƣời phụ nữ bình thƣờng, họ sinh
đƣợc 4 trai: 4 gái. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh giống nhƣ bố, tất cả con trai đều
không mắc bệnh. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Bệnh này gây ra bởi gen lặn trên NST X.
B. Bệnh này gây ra bởi gen trội trên NST thƣờng.
C. Bệnh này gây ra bởi gen trội trên NST X.
D. Bệnh này gây ra bởi gen lặn trên NST thƣờng.
Câu 22: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác động của:
A. biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào, tác nhân sinh học
B. tác nhân vật lí, sinh học và biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào
C. tác nhân sinh học, tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào
D. tác nhân vật lí, hoá học, tác nhân sinh học
Câu 23: Giới tính ngƣời mắc hội chúng Tơcnơ và bộ NST tương ứng của người đó lần
lượt là:
A. nữ, thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính
B. nam, thừa 1 nhiễm sắc thể giới tính
C. nam, thiếu 1 nhiễm sắc thể thường
D. nữ, thừa 1 nhiễm sắc thể thường
Câu 24: Tính thoái hóa mã di truyền thể hiện qua đặc điểm nào sau đây?
A. số bộ ba mã hóa nhiều hơn số loại axitamin
B. số axit amin nhiều hơn số loại nulêôtit
C. số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa
D. số bộ ba mã hóa nhiều hơn số loại nulêôtit
Câu 25:Sinh vật có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là:
A. một số loài vi khuân
B. một số vi sinh vật cổ
C. một số chủng virut
D. một số loài sinh vật nhân thực
Câu 26: Ribôxôm dịch chuyển trên mARN nhƣ thế nào?
A. Dịch chuyển đi một bộ một trên mARN
B. Dịch chuyển đi một bộ bốn trên mARN
C. Dịch chuyển đi một bộ hai trên mARN
D. Dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN
Câu 27:Phát biểu nào là không đúng khi nói về liên kết gen?
A. Số nhóm liên kết tƣơng úng với số NST lưỡng bội của loài.
B. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
C. Liên kết gen là do các gen cùng nằm trên 1 NST nên không thể phân li độc lập với
nhau được.
D. Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 28: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò nhƣ “người phiên dịch”?
A. rARN
B. tARN
C. mARN
D. ADN
Câu 29: Tính trạng màu da ở ngƣời di truyền theo cơ chế nào sau đây?
A. Màu da ở người một gen qui định
B. Màu da ở người nhiều gen qui định
C. Màu da ở người nhiều gen không alen tƣơng tác cộng gộp
D. Màu da ở người nhiều gen không alen tƣơng tác bổ sung
Câu 30: Một loài thực vật màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen (Aa, Bb) qui định. Nếu
có cả 2 gen A và B trong cùng một kiểu gen cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác cho màu
hoa trắng. Lai phân tích cá thể có 2 cặp gen dị hợp (AaBb) thì kết quả phân tính ở Fb là:
A. 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng
B. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
C. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng
D. 100% hoa đỏ
Câu 31:Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là:
A. 5'AUG3'
B. 5'XAU3'
C. 3'XAU5'
D. 3'AUG5'
Câu 32: Vì sao tần số hoán vị gen luôn f ≤ 50%?
A. Không phải tất cả các tế bào khi giảm phân đều xảy ra hoán vị gen.
B. Các gen trên NST có xu hƣớng liên kết với nhau là chủ yếu .
C. Khoảng cách giữa các gen trên NST gần nhau.
D. Không phải tất cả tế bào giảm phân đều xảy ra sự trao đổi chéo và và sự trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tƣơng đồng.
Câu 33: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu
nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN số đoạn Okazaki tạo ra luôn nhỏ hơn số đoạnmồi.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự bổ sung giữa A với T, G với X và ngƣợc lại.
C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị
tái bản.
D. Trên mạch khuôn có chiều 5’ -> 3’, mạch bổ sung đƣợc tổng hợp theo kiểu liên tục.
Câu 34: Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn xuất
hiện chủ yếu ở giới XY (loài có kiểu NST giới tính XX; XY). Kết luận nào dƣới đây là đúng?
A. Gen qui định tính trạng nằm trên X.
B. Gen qui định tính trạng nằm trên Y.
C. Gen qui định nằm trên ti thể hoặc lục lạp.
D. Gen qui định tính trạng nằm trên NST thƣờng.
Câu 35: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X, một giống
có gen quy định khả năng kháng bệnh Y các gen này nằm trên các NST tƣơng đồng khác
nhau. Bằng phƣơng pháp gây đột biến, ngƣời ta có thể tạo ra giống lúa mới có hai gen
kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Dạng đột biến cấu trúc NST đƣợc sử dụng
để tạo ra giống lúa mới trên là đột biến:
A. lặp đoạn
B. chuyển đoạn
C. đảo đoạn
D. mất đoạn
Câu 36: Câu nào sau đây đúng?
A. Phân tử ARN không có liên kết bổ sung A-U,G-X.
B. mARN chỉ có ở tế bào chất để thực hiện quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
C. Hàm lƣợng mARN không thay đổi ở tất cả các tế bào trong cơ thể
D. Phân tử ADN tập trung ở trong nhân, có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực.
Câu 37: Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng,
thân thấp mang kiểu gen đồng hợp lặn, ở F1 thu đƣợc tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao :
1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa trắng, thân thấp . Cho F1 giao phấn với cây khác, thu đƣợc F2
có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao : 43,75% hoa đỏ, thân thấp : 6,25% hoa trắng,
thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1 với cây khác có thể phù hợp với kết quả
trên? Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d qui định.
(1) AD/ad Bb x AD/ad Bb , (2) Ad/aD Bb x Ad/aD Bb,
(3) Aa BD/bd ´ Aa Bd/bd , (4) Aa BD/bd x Aa B/bd
(5) Aa Bd/bD x Aa Bd/bD , (6) Aa Bd/bD x Aa Bd/bd
(7) AD/ad Bb x Ad/ad Bb, (8) Ad/aD Bb x Ad/ad Bb
A. (1) và (4)
B. (2) và (5)
C. (3) và (7)
D. (6) và (8)
Câu 38: Đặc điểm nào có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen?
A. Biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào
B. Luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến
C. Di truyền đƣợc qua con đƣờng sinh sản hữu tính
D. Phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định
Câu 39: Cho các phát biểu về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ sau đây:
(1). Enzim ARN polimeraza trƣợt trên mạch gốc theo chiều 3’-5’.
(2). Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen sẽ đóng xoắn trở lại.
(3). Các Ribonu tự do liên kết với các nulêôtit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc
bổ sung.
(4). Enzim ARN polimeraza có vai trò xúc tác quá trình tổng hợpmARN.
(5). Phân tử mARN đƣợc tổng hợp theo chiều 5’- 3’.
(6). Enzim ARN polimeraza có thể bám vào bất kì vùng nào trên gen để thực hiện quá
trình phiên mã.
(7). Enzim ADN polimeraza cũng tham gia xúc tác cho quá trình phiên mã.
(8). Khi Enzim ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp bộ ba kết thúc thì quá trình
phiên mã dừnglại.
Trong các phát biểu trên có mấy phát biểu không đúng?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 40:Song nhị bội là gì?
A. Tế bào mang 2 bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau
B. Tế bào mang bộ NST = 2n + 2
C. Tế bào mang bộ NST tú bội = 4n
D. Tế bào mang 2 bộ NST lƣỡng bội của 2 loài khác nhau
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 13
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 3Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 3
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 215
- Đề và đáp án môn Sinh tất cả các mã đề thi THPT quốc gia 2017
- Đề 2: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 202 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 219
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 218
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 211
- Đề 8: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 của Bộ giáo dục lần 3
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 207 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT