Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 20Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 20
Đề thi gồm 40 câu dưới dạng trắc nghiệm (có đáp án) giúp các bạn đánh giá năng lực môn Sinh học và rèn kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia. Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 20
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở lúa Đại mạch thuộc dạng:
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể
B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
Câu 2: Một đoạn gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ có trình tự các nuclêôtit như sau:
Mạch 1: 5´...TAXTTAGGGGTAXXAXATTTG...3´
Mạch 2: 3´...ATGAATXXXXATGGTGTAAAX...5´
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Mạch mang mã gốc là mạch 2; số axit amin được dịch mã là 4
B. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 5
C. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 4
D. Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 7
Câu 3: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau:
ABCDEFG.HI và abcdefg.hi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao
tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFG.HI. Có thể kết luận,
trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:
A. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.
B. Nối đoạn NST bị đút vào NST tương đồng.
C. Nối đoạn NST bị đút vào NST không tương đồng.
D. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng.
Câu 4: tARN có bộ ba đối mã 5'..AUX..3' thì trên mạch bổ sung của gen tương ứng là các
nuclêotit:
A. 3'..XTA..5'
B. 5'..TAG..3'
C. 5'..ATX.3'
D. 5'..GAT..3'
Câu 5: Một loài thực vật NST có trong nội nhũ bằng 18. Số thể ba kép khác nhau có thể
được tìm thấy trong quần thể của loài trên là bao nhiêu?
A. 36
B. 15
C. 66
D. 20
Câu 6: Đột biến thay thế nucleôtit tại vị trí thú 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ
gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất?
A. 5'- XAG - 3'
B. 5'- XTA- 3'
C. 5' - TTA - 3'
D. 5'- XAT - 3'
Câu 7: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=32. Nếu các thể đột biến lệch bội sinh sản hữu
tính bình thường và các loại giao tử đều có súc sống và khả năng thụ tinh nhƣ nhau thì khi
cho thể một (2n-1) tự thụ phấn, loại hợp tử có 31 NST ở đời con chiếm tỉ lệ:
A. 100%
B. 75%
C. 50%
D. 25%
Câu 8: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạnh
pôlinuclêôtit mới. Xét các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Nếu diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống
nhau.
(2) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ
nguyên liệu của môi trường nội bào.
(3) Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 4 lần liên tiếp.
(4) Trong các phân tử ADN con đƣợc tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ
nguyên liệu của môi trường nội bào.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 9: Múc xoắn 1 của NST là:
A. sợi cơ bản, đường kính 11nm
B. crômatic, đường kính 700nm
C. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm
D. siêu xoắn, đường kính 300nm
Câu 10: Trong Opêron Lac không có thành phần nào sau đây :
A. Promoter
B. Operator
C. Các gen cấu trúc.
D. Gen điều hòa R
Câu 11: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá
trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số
1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường;
các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ:
A. 1%
B. 0,5%
C. 0,25%
D. 2%
Câu 12: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi
trường.
A. (3), (4), (5)
B. (1), (3), (5)
C. (2), (4), (5)
D. (1), (2), (3)
Câu 13: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ưng trong bảng sau:
Côđon | 5’AAA3’ | 5XXX3’ | 5’GGG3’ | 5’UUU3’ | 5’XUU3’ | 5’UXU3’ |
Axit tương | Lizin | Prôlin | Glixin | Phêninalanin | Lơxin | Xêrin |
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có
trình tự axit amin: Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit
ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen
trứớc khi bị đột biến có thể là
A. 3' XXX GAG TTT AAA 5’
B. 3’ GAGXXX TTT AAA 5’
C. 5’ GAGXXX GGGAAA 3’
D. 5’ GAGTTT XXX AAA 3’
Câu 14: Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành
(operator) là:
A. Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin úc chế có thể liên kết làm ngăn cản sự
phiên mã.
B. Vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao
đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng.
C. Vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin úc chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã.
D. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.
Câu 15: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại đƣợc
thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép.
(2) Phân tử tARN.
(3) Phân tử prôtêin.
(4) Quá trình dịch mã.
A. (3) và (4)
B. (1) và (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (4)
Câu 16: Ở ruồi giấm 2n = 8. Một ruồi đột biến có số lượng NST mỗi cặp như sau: Cặp số
2: có 1 chiếc; các cặp còn lại đều có 2 chiếc. Ruồi này thuộc đột biến:
A. Thể bốn
B. Thể tú bội
C. Thể 3 nhiễm
D. Thể 1 nhiễm
Câu 17: Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20 . Một cá thể trong tế bào
sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng:
A. Mất NST
B. Lặp đoạn NST
C. Sát nhập hai NST với nhau
D. Chuyển đoạn NST
Câu 18: Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?
A. Phiên mã và hoạt hóa axit amin.
B. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuổi polipeptit.
C. Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu.
D. Phiên mã và tổng hợp chuổi polipeptit.
Câu 19: Khi nó về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự
nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể
có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó AND bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau
A. (3), (4), (5)
B. (1), (2), (5)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (3), (4)
Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về đột biến gen?
A. Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN.
B. Đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trên phân tử ADN.
D. Đột biến gen khi phát sinh đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình của cá thể.
Câu 21: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau
2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
A. 0,35 AA + 0,30Aa + 0,35 aa = 1
B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1
C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1
D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1
Câu 22: Một quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec có 300 cá thể, biết tần số tương đối
của alen A = 0,3; a = 0,7. Số lượng cá thể có kiểu gen Aa là:
A. 63 cá thể
B. 126 cá thể
C. 147 cá thể
D. 90 cá thể
Câu 23: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa
C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa
D. 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa
Câu 24: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam
giới
A. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
C. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
D. cần mang gen trội đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
Câu 25: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở ngƣời do một trong hai alen của
một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Có 5 cá thể ở thế hệ thú II biết chính xác kiểu gen.
B. Xác xuất cặp vợ chồng ở thế hệ thú III sinh được người con thú 2 là con gái bị bệnh là 50%
C. Có ít nhất 4 cá thế chưa biết chính xác kiểu gen
D. Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên NST giới tính X
Câu 26: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là:
A. những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các
cơ quan này có thể thực hiện chúc năng rất khác nhau.
C. những cơ quan nằm ở những vị trí tương úng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau
trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
D. những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá
trình phát triển phôi.
Câu 27: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành
B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chúc năng mới
C. thay đổi cấu tạo
D. biến mất hoàn toàn
Câu 28: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:
A các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt
động của sinh vật đều di truyền.
B. các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng
của CLTN
C. sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
D. sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
Câu 29: Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của thuyết Đacuyn?
A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn
lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính
trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản úng phù hợp và không
bị đào thải.
Câu 30: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Đệ Tam?
A. Cây hạt kín phát triển mạnh
B. Chim và thú phát triển mạnh
C. Phát sinh các nhóm linh trưởng
D. Xuất hiện loài người
Câu 31: Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau
cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực
vật ở các chuỗi là bằng nhau)?
A. Thực vật --> dê --> người
B. Thực vật --> người
C. Thực vật --> động vật phù du --> cá --> người
D. Thực vật --> cá --> chim --> trúng chim --> người
Câu 32: Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?
1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.
3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên
như sông, núi, eo biển…
Tổ hợp câu đúng là:
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 6
C. 3, 4, 5
D. 4, 5, 6
Câu 33: Phân bố theo nhóm (hay điểm) là:
A. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trƣờng không đồng nhất, các cá thể
thích sống tụ họp với nhau.
B. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trƣờng không đồng nhất, các cá thể
sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất.
C. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể thích
sống tụ họp với nhau.
D. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể không thích sống tụ họp với nhau.
Câu 34: Điều nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối
thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong?
A. Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không
có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít.
C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái
quần thể.
D. Mật độ cá thể bị thay đổi, làm giảm nhiều khả năng hỗ trợ về mặt dinh dưỡng giữa các
cá thể trong quần thể.
Câu 35: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở:
A. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở múc độ cao phù hợp với khả
năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
B. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở múc độ tối thiểu phù hợp với khả
năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở múc độ nhất định (dao động
quanh vị trí cân bằng) do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng
giữa các loài trong quần xã.
D. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp
với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 36: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tĩnh Lạng Sơn như thế
nào?
A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết --> cây gỗ nhỏ và cây bụi --> rừng thưa cây gỗ
nhỏ --> cây bụi và cỏ chiếm ưu thế --> Trảng cỏ.
B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết --> rừng thưa cây gỗ nhỏ --> cây bụi và cỏ chiếm ưu
thế --> cây gỗ nhỏ và cây bụi -->Trảng cỏ.
C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết --> cây bụi và cỏ chiếm ưu thế --> rừng thưa cây gỗ
nhỏ -->cây gỗ nhỏ và cây bụi--> Trảng cỏ.
D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết --> rừng thưa cây gỗ nhỏ --> cây gỗ nhỏ và cây
bụi --> cây bụi và cỏ chiếm ưu thế --> Trảng cỏ.
Câu 37: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng
các chữ từ A đến E. Trong đó: A = 500 kcal; C = 5000 kcal; D = 50 kcal; E = 5 kcal. Xác định hiệu suất năng lượng ở bậc cuối cùng so với bậc năng lượng trước đó là bao nhiêu?
A. 1/100
B. 1/10
C. 1/1000
D. 5/100
Câu 38: Chu trình sinh địa hoá là:
A. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi
trường ngoài truyền qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ đó truyền trở lại môi trường.
B. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi
trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật
truyền trở lại môi trường.
C. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đƣờng từ môi trường ngoài
truyền vào cơ thể sinh vật, rồi truyền trở lại môi trường.
D. chu trình chuyển hoá các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài
truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?
A. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống
trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
B. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một
khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
C. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
D. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau nhƣ một thể thống nhất và
do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Câu 40: Điều nào không đúng đối với sự biến động số lượng có tính chu kì của các
loài ở Việt Nam?
A. Sâu hại xuất hiện nhiều vào các mùa xuân, hè.
B. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.
C. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ am cao.
D. Ếch nhái có nhiều vào mùa khô.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 224
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 220
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 221
- Đề 8: Luyện thi THPTQG môn Sinh học năm 2019
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 9
- Thi THPTQG 2020: Đề thi và đáp án môn Sinh học
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 221 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề 12: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018
- Đề và đáp án môn Sinh học mã đề 211 thi THPT quốc gia năm 2017 đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề 16: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 16
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Sinh học mã đề 205