Địa lí 7: Tìm hiểu những quốc gia đông dân nhất thế giới
Những quốc gia đông dân nhất thế giới tập trung chủ yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ la tinh. Đây chủ yếu cũng là những nước có nền kinh tế đang phát triển. Cùng tìm hiểu về các quôc gia này thông qua những thông tin hữu ích dưới đây.
A. LÍ THUYẾT
Những quốc gia đông dân nhất thế giới theo số liệu cập nhật đến ngày 28/8/ 2020
1. Trung Quốc
- Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.440.005.937 người vào ngày 28/08/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. (chiếm khoảng 18,34% dân số thế giới. Diện tích Trung Quốc khoảng gần 9,6 triệu km2, là đất nước có diện tích lục địa đứng thứ hai trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích đứng thứ ba trên thế giới.
- Về kinh tế, nền kinh tế của Trung Quốc đã lớn thứ hai trên thế giới nếu xét theo GDP, với tổng giá trị nằm trong khoảng 9325 tỷ USD theo IMF. Dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đạt trên 300 triệu người, số người nghèo thì vào khoảng 98,99 triệu người.
Bản đồ dân số thế giới (đơn vị: triệu người)
2. Ấn Độ
- Dân số hiện tại của Ấn Độ là 1.382.085.714 người vào ngày 27/08/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp, chiếm 17,74% dân số thế giới và trong tương lai có thể Ấn Độ sẽ là nước có dân số đông nhất thế giới vượt mặt cả Trung Quốc. Vì tốc độ tăng dân số tại đất nước này khá nhanh trong thời gian gần đây. Mặt khác đây cũng là quốc gia có diện tích lớn thứ bảy trên thế giới (3,29 triệu km2). Nền kinh tế của Ấn Độ đứng thứ 11 thế giới khi xét theo GDP và lớn thứ ba thế giới khi xét theo sức mua tương đương.
- Sau các cuộc cải cách kinh tế vào năm 1991, Ấn Độ đã trở thành một trong những các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất và được đánh giá là một nước công nghiệp mới. Thế nhưng, quốc gia này vẫn phải đối mặt với những thách thức từ chuyện nghèo đói, tham nhũng, y tế công thiếu thốn, suy dinh dưỡng và cả chủ nghĩa khủng bố.
3. Hoa Kỳ
- Hoa Kỳ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang với tất cả là 50 tiểu bang cùng 1 đặc khu liên bang. Dân số Hoa Kỳ xếp thứ 3 thế giới là 331.300.323 người vào ngày 27/08/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Diện tích của quốc gia này đứng thứ 4 thế giới với 9,83 triệu km2. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có 14 lãnh thổ nằm rải rác trong khu vực vùng biển Caribe và Thái Bình Dương. Mật độ dân số của Hoa Kỳ khá thấp là 36 người/km2.
- Hoa Kỳ cũng là một trong những quốc gia đa dạng về chủng tộc nhất trên thế giới. Đây cũng là nền kinh tế đứng đầu thế giới
4. Indonesia
- Indonesia đang đứng thứ 4 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ với dân số với khoảng 273.959.632. Indonesia còn được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo" cũng như được biết đến là một quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất trên thế giới. Diện tích Indonesia vào khoảng 1,9 triệu km2, xếp thứ 15 trên thế giới. Mật độ dân số của Indonesia là 151 người/km2.
- Dù dân số lớn và nhiều vùng đông đúc, thế nhưng Indonesia vẫn có khá nhiều khu vực hoang vu, đồng thời là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học ở vị trí thứ hai thế giới. Nước này rất giàu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thế nhưng sự nghèo khó vẫn chính là một đặc điểm của Indonesia hiện đại.
5. Pakistan
- Dân số hiện tại của Pakistan là 221.565.961 người vào ngày 27/08/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp, xếp thứ 5trên thế giới. Diện tích của nước này là 880.000 km2 (xếp thứ 34 thế giới). Pakistan cũng là một thành viên tích cực của Liên hiệp quốc (UN) và của cả Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC). Khoảng 20% dân số Pakistan vẫn đang sống trong sự nghèo khổ quốc tế ở mức 1.25 USD một ngày. Mật độ dân số của Pakistan là 287 người/km2
- Dù là một nước rất nghèo vào năm 1947, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã ở trên mức trung bình của thế giới trong vòng khoảng 4 thập niên sau đó. Thời gian gần đây, các chính sách cải cách kinh tế trên diện rộng đã dẫn tới triển vọng về một nền kinh tế mạnh mẽ hơn và tăng tốc phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến chế tạo và dịch vụ tài chính. Từ khoảng thập niên 1990, đã có sự cải thiện một cách đáng kể trong vị thế ngoại hối cùng với sự tăng trưởng một cách nhanh chóng trong dự trữ ngoại tệ mạnh của Pakistan.
6. Brazil
- Brazil là một quốc gia có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới (8,5 triệu km2), dân số nước này cũng thuộc hàng thứ 6 trên thế giới, với khoảng 212.773.421 người. Kinh tế Brazil được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới dựa trên giá trị GDP. Kinh tế nước này là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh thuộc vào hàng bậc nhất thế giới. Các cuộc cải cách kinh tế đã đem lại cho quốc gia này sự công nhận của quốc tế.
- Brazil cũng chính là quốc gia đứng thứ 10 thế giới về tiêu dùng năng lượng và ở vị trí số 1 tại khu vực Mỹ Latinh. Thế nhưng, Brazil cũng lại là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt bậc nhất trong khu vực và là một nhà sản xuất năng lượng ethanol lớn nhất thế giới tại thời điểm này.
7. Nigeria
- Đây là quốc gia dân số đông nhất châu Phi.
- Tổng số dân Ethiopia đạt 111.462.870 người. là một quốc gia nằm thuộc khu vực Tây Phi, có số dân đông nhất châu Phi và đứng thứ 7 thế giới với tổng số dân là 206.991.135 người. Diện tích Nigeria khoảng 923.700 km2. Mật độ dân số của Nigeria là 227 người/km2.
- Tuy đây là một quốc gia còn nghèo khó, chậm phát triển nhưng tỉ lê sinh vào mức cao của thế giới Theo ước tính, 20.803 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày. Nigeria được dự đoán đứng thứ ba thế giới về dân số vào năm 2050.
- Hiện nay, Nigeria vẫn được coi là một nước nghèo và chỉ số phát triển con người thì ở mức rất thấp. Nigeria cũng là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực châu Phi và là một thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhờ vào việc xuất khẩu dầu mỏ, kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong thời gian gần đây nhưng cũng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Vào năm 1960, Nigeria chính thức trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc, thêm vào đó còn tham gia những tổ chức khác như là Liên minh châu Phi và khối Thịnh vượng chung Anh.
8. Bangladesh
- Bangladesh là một quốc gia thuộc vùng Nam Á với dân số vào khoảng 168.931.236 người, xếp vị trí thứ 8 trên thế giới. Diện tích Bangladesh khá nhỏ, chỉ khoảng 144.000 km2, đứng thứ 91 thế giới. Mật độ dân số của Bangladesh rất cao là 1.267 người/km2, gấp khoảng hơn 20 lần trung bình mật độ dân số thế giới. Theo ước tính 7.936 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày. Với tốc độ này, có thể Bangladesh sẽ sớm trở thành những quốc gia nằm trong top đầu thế giới về dân số.
- Về tôn giáo, Hồi giáo chính là tôn giáo lớn nhất của Bangladesh, người Hồi giáo chiếm khoảng 89,5% dân số. Tiếp theo là đến Ấn Độ giáo chiếm 9,6%, ngoài ra còn có Phật giáo, Kitô giáo, cùng các tôn giáo nhỏ khác.
9. Liên Bang Nga
- Mặc dù là nước có diện tích rộng lớn nhất trên thế giới (17 triệu km2) nhưng dân số của Nga chỉ ở vị trí thứ 9 trên thế giới với 145.917 người. Hiện nay, Nga là nước có dân số già.
- Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm, vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến -95.808 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 73.371 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Nga để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.
10. Mexico
- Mexico là nơi ra đời của hai nền văn minh lớn của châu Mỹ là Maya và Aztec. Đây là những nền văn minh lừng lẫy trong lịch sử, càng ngày càng dược giới sử học đánh giá cao.Tuy nhiên, đây cũng là quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Tây Ban Nha.
- Đất nước Mexico có hơn 129.140.004 người và xếp đứng thứ 10 trong danh sách về dân số.
- Mexico từng được cho là “quốc gia nhập cư”. Nếu tính từ thế kỉ 16 cho đến đầu thế kỉ 18, người nhập cư chủ yếu đến từ Tây Ban Nha thì sau đó người từ rất nhiều nơi trên thế giới tìm đến đây. Cùng với người Tây Ban Nha, thì người Anh, người Ireland, người Ý, người Đức, người Pháp, người Hà Lan cũng lần lượt tìm đến và an cư lạc nghiệp.
- Sau này, mảnh đất tuyệt vời ấy còn thu hút người đến từ Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Trung Quốc... Các nước gần đó như như Argentina, Chile, Cuba, Peru, Brazil, Colombia... cũng về Mexico. Người Mỹ cũng vào đất này, tuy rằng chủ yếu là người cao tuổi đến để nghỉ ngơi những năm cuối cuộc đời. Nhưng, đây cũng lại là đất nước mà lượng người di cư rất lớn, chủ yếu là vào Mỹ.
- Mexico là một quốc gia rộng lớn với diện tích gần hai triệu km vuông, đứng hàng thứ 14 trên thế giới. Mexico có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công giáo Roma. Nước này hiện là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình cao.
11. Nhật Bản
- Nhật Bản là một quốc gia hải đảo thuộc khu vực Đông Á, có dân số ở vị trí thứ 11 trên thế giới với khoảng 126.661.022 người, diện tích thì đứng thứ 62 trên thế giới (378.000 km2). Mật độ dân số của Nhật Bản là 347 người/km2
- Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng về khả năng trường thọ và sức khỏe của người cao tuổi. Độ tuổi trung bình của người già đất nước này là 84 tuổi, cao hơn 12 tuổi so với thế giới. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh liên tục giảm mỗi năm là một vấn đề khiến Chính phủ Nhật Bản rất đau đầu vì nước này đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng trong tương lai.
- Tỉ lệ người già ngày càng tăng cao đã tạo ra một áp lực không nhỏ cho những người trong độ tuổi lao động của Nhật Bản. Người trẻ ở Nhật phải tập trung vào công việc, không có thời gian để hẹn hò, kết hôn và sinh con. Họ thường có xu hướng sống độc thân, thậm chí là tử tử vì áp lực công việc quá cao. Đó là nguyên nhân khiến tỉ lệ sinh của nước này giảm liên tiếp trong gần 20 năm trở lại đây.
12. Ethiopia
- Ethiopia là đất nước thuộc Đông Bắc Châu Phi. Ethiopia có phía Bắc giáp Eritrea, Nam giáp Kenya, Đông giáp Djibouti và Somalia, Tây giáp Sudan. Thủ đô của Ethiopia là Addis Ababa nằm ở chân núi Entoto với khí hậu trong lành và dễ chịu. Nhiệt độ quanh năm tương đối ổn định. Đây cũng là quốc gia có số đân đứng vị trí thứ 12 trên thế giới. Tổng số dân Ethiopia đạt 115.431.585 người.
- Hầu hết dân chúng chưa được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, suy dinh dưỡng, bệnh tả, sốt rét, sốt vàng da là những căn bệnh phổ biến. Tuổi thọ trung bình của đất nước này thấp đạt 40,46 tuổi ở nam: 39,2 tuổi; nữ: 41,73 tuổi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài 1: Tại sao với các nước có dân số đông cần ưu tiên phát triển sản xuất lương thực?
Bài 2: Dân số đông, tăng nhanh gây hậu quả gì đối với các nước đang phát triển?
Bài 3: Chính sách “một con” đã tác động như thế nào đến dân số Trung Quốc?
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ.
- Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó.
- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào Ôn tập Địa 7
- Tại sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu?
- Mục đích của việc sử dụng biểu đồ Ôn tập Địa 7
- Tính chất trung gian của khí hậu và sự thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào?
- Dựa vào hình 44.4, cho biết loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung và Nam Mĩ. Chúng được nuôi chủ yếu ờ đâu? Vì sao?
- NAFTA có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ Ôn tập Địa 7
- Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở châu Âu.
- Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo)
- Bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa
- Dựa vào hình 13.1, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa?