Giải bài 4C: Người con hiếu thảo
Giải bài 4C: Người con hiếu thảo - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 trang 50. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động cơ bản
1. Trò chơi: Tìm nhanh từ ghép, từ láy có tiếng cho trước
- Thầy cô làm chủ trò hô lên một tiếng, ví dụ xinh.
- Từng nhóm viết thật nhanh từ ghép, từ láy vào bảng nhóm hoặc giấy khổ to.
2. Nhận xét về các kiểu từ ghép.
So sánh hai từ ghép sau đây:
- Bánh trái (chỉ chung các loại bánh)
- Bánh rán (chỉ một loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhân, rán chín giòn)
(1) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (nghĩa bao quát chung)?
(2) Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất)?
3. Tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại trong các từ ghép (được in đậm) và xếp vào ô thích hợp:
a. Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đập trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.
(Tô Ngọc Hiến)
b. Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những gò đông, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, tráng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
(Theo Trần Lê Văn)
Từ ghép tổng hợp | M. Ruộng đồng, .... |
Từ ghép phân loại | M. Đường ray, .... |
4. Tìm và xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ sợ sệt, co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
(Theo Trần Hoài Dương)
a. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
b. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
c. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.
B. Hoạt động thực hành
1. Cho 3 nhân vật: người mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên. Hãy tưởng tượng và xây dựng một cốt truyện về lòng hiếu thảo.
Xây dựng cốt truyện với các sự việc chính theo gợi ý:
- Sự việc 1: Bà mẹ ốm như thế nào?
- Sự việc 2: Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
- Sự việc 3: Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
M: Phải tìm một loại thuốc rất hiếm
- Sự việc 4: Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào?
M: + Cách 1: Cảm động về tình mẹ con, bà tiên bỗng hiện ra giúp.
+ Cách 2: Người con vượt qua rất nhiều khó khăn đi tìm bà tiên.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát tranh và cùng đoán xem vì sao cậu bé đeo đôi giày và những người trong tranh đều rất vui?
- Viết đoạn văn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn kể chuyện Bàn chân kì diệu
- Chơi trò chơi: Thi tìm các từ chỉ sự vật (chọn a hoặc b)
- Những câu văn nào tả vẻ dẹp của đôi giày ba ta? Nhân vật “tôi” (chị phụ trách) đã làm gì dể dộng viên cậu bé Lái ngày đầu đến lớp?
- Viết vào vở họ và tên, địa chỉ một người bạn thân của em theo mẫu:
- So sánh nghĩa của các cặp từ tìm được: So sánh a với b, so sánh c với d.
- Viết các từ trong ngoặc đơn vào mỗi cột thích hợp trong bảng nhóm
- Giải bài 12A: Những con người giàu nghị lực
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
- Thay nhau đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:
- Em hãy tìm một việc thích hợp để làm giúp mẹ khi mẹ nấu cơm
- Giải bài 11A: Có chí thì nên