Giải câu 3 trang 95 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Câu 3: Trang 95 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
Luyện tập, ghi vào vở
Vẽ một tam giác ABC.
Dùng compa so sánh rồi sắp xếp độ dài các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Có thể không đo độ dài cả ba cạnh mà ta vẫn biết được chu vi tam giác ABC không? (Chu vi tam giác ABC là AB + BC + CA).
Bằng compa chứng tỏ rằng: AB + BC > AC và AC + AB > BC.
Bài làm:
Các em thực hiện vẽ tam giác ABC vào vở. Hình trên là một ví dụ.
Dùng compa để so sánh độ dài các đoạn thẳng: AB < AC < BC.
Ta có thể dùng compa để đo chu vi tam giác ABC như sau:
- Mở compa sao cho 2 đầu nhọn của nó trùng với hai điểm A và B.
- Vẽ ra giấy đoạn thẳng AB.
- Mở compa sao cho 2 đầu nhọn của nó trùng với hai điểm B và C.
- Vẽ ra giấy đoạn BC sao cho điểm B chính là điểm vừa vẽ và A, B, C cùng thuộc một tia.
- Mở compa sao cho hai đầu nhọn của nó trùng với hai điểm C và A.
- Vẽ ra giấy đoạn CA' sao cho điểm C chính là điểm vừa vẽ và B, C, A' cùng thuộc một tia.
- Đo độ dài đoạn AA'. Đây chính là chu vi tam giác ABC.
Các em hãy sử dụng compa để kiểm chứng AB + BC > AC và AC + AB > BC.
Xem thêm bài viết khác
- Một năm (dương lịch) gồm bốn quý. Viết tập hợp B các tháng của quý Hai trong năm.
- Nếu trong biểu thức có cả phép tính nâng lên lũy thừa, ví dụ 4.3^{2}-5.6 , thì khi tính giá trị của biểu thức, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự nào?
- Giải câu 2 trang 95 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Giải câu 3 trang 9 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Giải toán VNEN 6 bài 10: Quy tắc chuyển vế
- Giải câu 2 trang 17 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Giải câu 1 trang 91 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
- Giải toán VNEN 6 bài 1: Làm quen với số nguyên âm
- Giải câu 5 trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
- Viết dạng tổng quát của một số tự nhiên :
- Giải VNEN toán 6 bài 17 : Số nguyên tố, hợp số, bảng số nguyên tố
- Giải câu 1 trang 85 sách toán VNEN lớp 6 tập 1