Giải toán VNEN 6 bài 13: Nhân hai số nguyên cùng dấu
Giải bài 13: Nhân hai số nguyên cùng dấu - Sách VNEN toán 6 tập 1 trang 105. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
Thực hiện các hoạt động sau:
1. Tính:
a) 12 . 3; b) 5 . 120.
Trả lời câu hỏi: Muốn nhân hai số nguyên dương ta làm như thế nào?
Trả lời:
a) 12 . 3 = 36; b) 5 . 120 = 600.
Ta đã biết cách nhân hai số tự nhiên. Vì số dương cũng là số tự nhiên nên cách nhân hai số dương chính là cách nhân hai số tự nhiên.
2. Hãy quan sát kết quả bốn tích đầu, dự đoán kết quả của hai tích cuối:
3 . (-4) = -12 2 . (-4) = -8 1 . (-4) = -4 0 . (-4) = 0
(tăng 4) (tăng 4) (tăng 4)
- (-1) . (-4) = ?
- (-2) . (-4) = ?
Trả lời câu hỏi: Muốn nhân hai só nguyên âm ta làm như thế nào?
Trả lời:
- (-1) . (-4) = 4 (tăng 4)
- (-2) . (-4) = 8 (tăng 4)
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tính: a) (-4) . (-25); b) (-15) . (-6).
Trả lời:
a) (-4) . (-25) = |-4| . |-25| = 4 . 25 = 100;
b) (-15) . (-6) = |-15| . |-6| = 15 . 6 = 90.
2. Trả lời câu hỏi:
a) Tích của hai số nguyên âm là một số như thế nào?
b) Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta làm như thế nào?
Trả lời:
a) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
b) Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 107 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính: 22 . (-6). Từ đó suy ra các kết quả:
(+22) . (+6); (-22) . (+6); (-22) . (-6); (+6) . (-22).
Câu 2: Trang 107 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) (-13) . ... = +78; b) ... . (-25) = -250;
c) (-32) . ... = 0; d) ... . (-41) = +41.
Câu 3: Trang 107 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
So sánh:
a) (-11) . (-12) với (-10) . (-13); b) (+11) . (+12) với (-11) . (-10).
Câu 4: Trang 107 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Đúng điền Đ, sai điền S vào chỗ chấm tương ứng:
a) Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương. ......
b) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm. ......
c) Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn lớn hơn mỗi số đó. ......
d) Tích của hai số nguyên khác dấu luôn nhỏ hơn mỗi số đó. ......
e) Nếu tích hai số nguyên là một số nguyên dương thì hai số đó đều là số nguyên dương. ......
f) Nếu tích hai số nguyên là một số nguyên âm thì hai số đó đều là số nguyên âm. ......
D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, khám phá
Câu 1: Trang 107 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tích đó sẽ là số âm hay số dương nếu tích đó có:
a) Một số âm và hai số dương? b) Hai số âm và một số dương?
c) Hai số âm và hai số dương? d) Ba số âm và một số dương?
e) Hai mươi số âm và một số dương?
Câu 2: Trang 108 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
So sánh:
a) (-40) . (-36) và (-40) . 0; b) |-75| . 12 và 0 . 12;
c) (-80) . (-3) và 80 . |-3|; d) (-13) và -13.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 10 trang 72 sách toán VNEN lớp 6
- Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
- Giải toán VNEN 6 bài 7: Tính chất phép cộng các số nguyên
- Giải câu 4 trang 12 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Tính nhẩm bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số thích hợp
- Giải câu 1 trang 42 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Tìm x biết
- Giải toán VNEN 6 bài 19: Ước chung và bội chung
- Giải VNEN toán đại 6 bài 7: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số - Luyện tập
- Giải câu 2 trang 41 toán VNEN 6 tập 1
- Điền vào ô trống trong bảng sau kết quả của phép toán dưới dạng một lũy thừa và cùng bạn kiểm tra kết
- Giải câu 2 phần E trang 72 toán VNEN 6 tập 1