Giải toán VNEN 6 bài 22: Bội chung nhỏ nhất
Giải bài 22: Bội chung nhỏ nhất - Sách VNEN toán 6 tập 1 trang 68. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
1) Em hãy tìm bốn bội chung của 4 và 6. Theo em số nào là số nhỏ nhất khác 0 trong bốn bội chung đó?
Trả lời:
BC(4, 6) = {0; 12; 24; 48}
Trong đó, 12 là số nhỏ nhất khác 0 trong bốn bội chung tìm được.
2) Em và bạn cùng chơi: Mỗi người đưa ra một số khác 0, khác nhau và nhỏ hơn 20.
- Viết tập bội chung của hai số đó.
- Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập bội chung vừa viết.
Ví dụ mẫu:
Chọn hai số 5 và 10.
BC(5, 10) = {0; 10; 20; 30; 40; 50...}
Số nhỏ nhất khác 0 trong tập bội chung vừa viết là số 10.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc kĩ nội dung sau
a) Em viết BC(4, 18) từ đó chỉ ra BCNN(4, 18).
Trả lời:
BC(4, 18) = {0; 36..}, em nói BCNN(4, 18) là 36 vì 36 là số nhỏ nhất khác 0 trong số các bội chung của 4 và 18.
b) Nối mỗi ý ở cột A với một số ở cột B tương ứng để được câu đúng.
A | B |
BCNN(26, 52) là | 26 |
BCNN(26, 2, 1) là | 52 |
BCNN(24, 36) là | 72 |
Trả lời:
BCNN(26, 52) là 52
BCNN(26, 2, 1) là 26
BCNN(24, 36) là 72
2. c) Em hãy tìm BCNN(24, 15), BCNN(12, 27, 35).
Trả lời:
BCNN(24, 15): 24 = 23.3; 15 = 3.5; BCNN(24, 15) = 23.3.5 = 120.
BCNN(12, 27, 35): 12 = 22.3; 27 = 33; 35 = 5.7; BCNN(12, 27, 35) = 22. 33 .5.7 = 3780.
d) Cho A = { x N | x $\vdots$ 8, x $\vdots$ 18, x $\vdots$ 30, x < 1000}.
- Em đố bạn viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử.
- Em hãy đọc cách tìm x như sau:
" Do x chia hết cho 8; 18; 30 nên x thuộc BC(8, 18, 30) nên ta có thể tìm x theo các bước:
- Bước 1: Tìm BCNN((8, 18, 30) .
- Bước 2: Lần lượt nhân BCNN(8, 18, 30) với 0; 1; 2; 3; ... sao cho kết quả phép nhân nhỏ hơn 1000. Đó chính là các số cần tìm."
Em hãy tìm x theo cách trên, so sánh các số tìm được với các phần tử của tập hợp A mà bạn tìm ra. Theo em, tìm x theo cách trên là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
- Viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử: A = {0; 360; 720}
- Tìm x theo cách đã cho:
Bước 1: 8 = 23; 18 = 2.32; 30 = 2.3.5; BCNN(8, 18, 30) = 23.32.5 = 360.
Bước 2: Nhân BCNN(8, 18, 30) với 0; 1; 2, ta được: A = {0; 360; 720}
Cách tìm x trên là đúng, vì tất cả BC(8, 18, 30) cũng là bội của BCNN(8, 18, 30).
3. c) Em hãy tìm BC(15, 18) thông qua BCNN(15, 18).
Trả lời:
18 = 2.32; 15 = 3.5; BCNN(15, 18) = 2.32.5 = 90
Vậy BC(15, 18) = {0; 90; 180; 270; 360;...}
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1 trang 70 sách toán VNEN lớp 6
Tìm BCNN của:
a) 1 và 8; b) 8; 1 và 12; c) 36 và 72; d) 5 và 24.
Câu 2 trang 70 sách toán VNEN lớp 6
a) Phân tích 56 và 140 ra thừa số nguyên tố.
b) Chỉ ra ƯCLN(56, 140).
c) Tìm BCNN của hai số từ phân tích trên.
Câu 3 trang 70 sách toán VNEN lớp 6
Tìm BCNN của:
a) 17 và 27; b) 45 và 48; c) 60 và 150.
Câu 4 trang 70 sách toán VNEN lớp 6
Hãy tính nhẩm BCNN của các số sau bằng cách nhân số lớn nhất lần lượt với 1; 2; 3;... cho đến khi có kết quả là một số chia hết cho các số còn lại:
a) 30 và 150; b) 40; 28 và 140; c) 100; 120 và 200.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 5 trang 91 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
- Vẽ ba điểm thẳng hàng A, B, C mà điểm C nằm giữa A và B. Đo và so sánh AC + CB với AB.
- Giải câu 3 trang 37 toán VNEN 6 tập 1
- Giải câu 4 trang 36 toán VNEN 6 tập 1
- Dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng: GK, HK, KL, LG, GK, LH ở hình 23.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
- Giải câu 4 trang 81 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
- Giải toán VNEN 6 bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên
- Giải câu 2 trang 105 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
- Giải câu 2 trang 102 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
- Giải VNEN toán đại 6 bài 17: Luyện tập chung
- Tìm số tự nhiên x, biết: