Giải vở BT vật lí 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

  • 1 Đánh giá

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 6 bài: Sự nở vì nhiệt của chất rắn. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. Học theo SGK

2. Trả lời câu hỏi

C1. Sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại vì quả cầu nở ra khi nóng lên.

C2. Sau khi nhúng vào nước lạnh quả cầu lại lọt qua vòng kim loại vì quả cầu co lại khi lạnh đi.

3. Rút ra kết luận

C3. a) Thể tích quả cầu tăng lên khi quả cầu nóng lên.

b) Thể tích quẩ cầu giảm khi quả cầu lạnh đi.

C4. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt.

4. Vận dụng

C5. Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán vì khi được nung nóng, khâu nở ra để lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại siết chặt vào cán.

C6. Có thể làm cho quả cầu dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại bằng cách nung nóng vòng kim loại.

C7. Tính chất chung của chất rắn là nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Ở Pháp, tháng Một đang là mùa Đông, tháng Bảy là mùa hạ, do đó tháng Bảy nóng hơn tháng Một (tức nhiệt độ ngoài trời tháng 7 cao hơn tháng 1). Mà thép giãn nở theo nhiệt độ tăng, do đó vào tháng 7 tháp Ép-phen sẽ cao hơn so với tháng 1 (cao thêm 10cm).

Ghi nhớ:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Bài tập trong SBT

18.1. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Khối lượng của vật giảm.

C. Khối lượng riêng của vật tăng.

D. Khối lượng riêng của vật giảm.

18.2. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở bằng cách nào trong các cách dưới đây?

A. Hơ nóng nút.

B. Hơ nóng cổ lọ.

C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.

D. Hơ nóng đáy lọ.

18.3. Hãy đưa vào bảng ghi độ nở dài tính ra micromet (1 micromet = 0,001 milimet) của các thanh dài 1m, làm bằng các chất khác nhau, khi nhiệt độ tăng thêm 1oC để trả lời các câu hỏi sau:

Thủy tinh chịu lửaThủy tinh thườngHợp kim platinitSắtNhômĐồng
3Từ 8 đến 99122229

1. Người ta phải dùng dây dẫn điện bằng chất nào trong các chất sau đây, xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thủy tinh thường để chỗ hàn luôn luôn được kín?

A. Sắt

B. Đồng

C. Hợp kim platinit

D. Nhôm

2. Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thủy tinh chịu lửa thì cốc không bị vỡ còn đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Bài tập bổ sung

18.a. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn ?

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Trọng lượng của vật tăng.

C. Khối lượng riêng của vật tăng.

D. Thể tích của vật tăng.

18.b. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Trọng lượng của vật tăng.

C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật tăng.

D. Cả ba hiện tượng trên không xảy ra.

18.c. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh vật rắn đã được nung nóng?

A. Khối lượng riêng của vật rắn tăng.

B. Khối lượng riêng của vật rắn giảm.

C. Khối lượng riêng của vật rắn không thay đổi.

D. Cả ba hiện tượng trên.

18.d. Thanh ngang đặt vừa khít vào giá đo khi cả hai đều ở nhiệt độ trong phòng (H.18.1)

18.e. Có một chai thủy tinh bị kẹt nút. An định mở nút chai bằng cách hơ nóng cả cổ chai lẫn nút chai. Hỏi An có mở được nút chai không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải


  • lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021