Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 182 – sgk địa lí 12
Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế?
Bài làm:
- Vị trí địa lý: Giáp với đồng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đất đai: đất badan chiếm 40% diện tích của vùng, đất xám bạc bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt.
- Khí hậu: cận xích đạo => hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới qui mô lớn.
- Thủy sản: gần các ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú => phát triển ngư nghiệp.
- Rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
- Khoáng sản: dầu khí với trữ lượng lớn, sét, cao lanh => thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng.
- Sông ngòi : hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.
- Kinh tế – xã hội:
- Nguồn lao động: có chuyên môn cao
- Cơ sở vật chất kĩ thuật: có sự tích tụ lớn, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
- Cơ sơ hạ tầng: thông tin liên lạc và mạng lưới giao thông phát triển, là đầu mối của các tuyến đường bộ, sắt, biển, hàng không.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thì vùng cũng gặp một số khó khăn như:
- Mùa khô kéo dài có khi tới 4 tháng gây ra tình trạng thiếu nước ngọt để sinh hoạt và sản xuất.
- Vùng có khá ít về chủng loại khoáng sản và các nguồn nguyên nhiên liệu, chủ yếu phải nhập từ các vùng khác…
Xem thêm bài viết khác
- Nêu tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
- Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu?
- Hãy xác định trên bản đồ Công nghiệp chung 4 mỏ dầu thuộc vùng trùng Cửu Long?
- Tại sao nói: “Sự phát triển kinh tế xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai”?
- Hãy nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.
- Phân tích các nguồn lực để phát triển ngoại thương ở nước ta?
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu khái niệm đô thị hóa?
- Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường?
- Lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
- Dựa vào sơ đồ trên, hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Chứng minh rằng cơ cấu ngành của Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.
- So sánh điểm giống và khác nhau của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh?