Hoàn thiện bảng sau vào vở:
b. Hoàn thiện bảng sau vào vở:
Từ ngữ | Khái niệm | Vai trò | Ví dụ minh họa |
Từ mượn | |||
Từ Hán Việt | |||
Thuật ngữ | |||
Biệt ngữ xã hội |
Bài làm:
Từ ngữ | Khái niệm | Vai trò | Ví dụ minh họa |
Từ mượn | Từ mượn là những từ vay mượn của nước ngoài giúp tạo sự phong phú cho ngôn ngữ. | biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. | Ví dụ: anh hùng, taxi, internet, video, siêu nhân, băng hà… |
Từ Hán Việt | là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt. | Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc. Tạo sắc thái cổ xưa, tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ | An ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, dân chủ, độc lập, chiến tranh, hoà bình, hạnh phúc v.v... |
Thuật ngữ | Là các từ vựng biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. | là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước và là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. | Nguyên tố là chất cơ sở có điện tích hạt nhân nguyên tử không thay đổi trong các phản ứng hoá học, tạo nên đơn chất hoặc hợp chất. |
Biệt ngữ xã hội | Biệt ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt. | Nếu được sử dụng hợp lí sẽ góp phần tô đậm màu sắc một miền quê, làm ưổi bật tính cách xã hội, cách sống, cách giao tiếp của một giai tầng xã hội. | Cớm: mật thám, đội xếp Thí chủ, bần tăng, bần đạo, phật tử |
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về chị em Thúy Kiều, trong đó ...
- Đoạn trích sau đem lại cho em bài học gì về lựa chọn từ ngữ để gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trong bối cảnh hiện nay?
- Hãy tìm những từ ngữ phù hợp với phần giải thích sau:
- Em hiểu hình ảnh con đường trong những câu trên như thế nào?
- Đọc đoạn trích sau và liệt kê những thông tin chính về đối tượng được nói tới.
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?
- Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
- Sưu tầm lại một đoạn văn hoặc bài văn tự sự sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả nội tâm. Ghia lại những nhận xét của em về cái hay của đoạn văn/ bài văn đó.
- Theo em, giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?
- Giá trị nhân đạo của đoạn thơ được thể hiện ở những khía cạnh nào?
- Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng?
- Em hãy viết lại đoạn truyện kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).