Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chị Dậu xám mặt,...
d) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.
Bài làm:
Ở phần dầu của đoạn trích do có sự cách biệt về địa vị, hoàn cảnh, thái độ, tính cách giữa các nhân vật cho nên cách xưng hô cũng rất cách biệt.
Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng lại đang thiếu sưu nên phải hạ minh, nhịn nhục, xưng hô là cháu, nhà cháu - ông.
Còn cai lệ, người nhà lí trưởng cậy quyền, cậy thế nên rất hống hách, xưng hô là ông - thằng kia, mày.
Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông, dấu hiệu của sự phản kháng. Sau đó, không thể chịu được nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù và chuyển sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị
Xem thêm bài viết khác
- Những phần được in đậm là trích dẫn lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu gì?
- Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích
- Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản này.
- Giá trị nhân đạo của đoạn thơ được thể hiện ở những khía cạnh nào?
- Chỉ ra yếu tố nghị luận trong văn bản trên
- Qua lời hát ru, hình ảnh người mẹ Tà – ôi hiện lên như thế nào
- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
- Từ những kết quả của bài tập trên, em hãy cho biết: Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả không và sử dụng ở mức độ nào?
- Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không?
- Theo em, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
- Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.