[Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 16: Phép nhân số nguyên

  • 1 Đánh giá

Giải SBT toán 6 tập 1 bài 16: Phép nhân số nguyên sách "kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài 3.26: Tính tích 115 . 8. Từ đó suy ra các tích sau:

a, (-115) . 8; b, 115 . (-8) ; c, (-115) . (-8)

Lời giải:

Có 115.8 = 920

Suy ra:

a, (-115) . 8 = - 920

b, 115 . (-8) = -920

c, (-115) . (-8) = 920

Bài 3.27: Không thực hiện phép tính hãy so sánh mỗi tích sau với 0

a, 287 . 522; b, (-375) . 959 ; c, (-287) . (-864)

Lời giải:

a, 287 . 522 > 0 (vì 287, 522 > 0)

b, (-375) . 959 < 0 (vì -375 < 0; 959 >0)

c, (-287) . (-864) > 0 (vì -287, -864 < 0)

Bài 3.28: So sánh:

a, (+32) . (-25) với (-7) . (-8)

b, (-44) . (-5) với (-11) . (-20)

c, (-24) . (+25) với (+30) . (-21)

Lời giải:

a, Ta thấy: (+32) . (-25) < 0

Mà (-7) . (-8) > 0

Suy ra: (+32) . (-25) < (-7) . (-8)

b, Có (-44) . (-5) = (-11) . 4 . (-5) = (-11) . (-20)

Vậy (-44) . (-5) = (-11) . (-20)

c, Có: (-24) . (+25) = -600

(+30) . (-21) = -630 < -600

Vậy (-24) . (+25) > (+30) . (-21)

Bài 3.29: Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là nguyên dương hay nguyên âm nếu:

a, Tích a . b là một số nguyên dương?

b, Tích a . b là một số nguyên âm?

Lời giải:

a) b là số nguyên âm

b) b là số nguyên dương

Bài 3.30: Điền các số thích hợp thay thế các dấu "?" trong bảng sau:

[Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 16: Phép nhân số nguyên

Lời giải:

[Kết nối tri thức] Giải SBT toán 6 tập 1 bài 16: Phép nhân số nguyên

Bài 3.31: Tìm số nguyên x, biết:

a, 9 . (x + 28) = 0;

b, (27 - x) . (x + 9) = 0;

c, (-x) . (x - 43) = 0.

Lời giải:

a, 9 . (x + 28) = 0;

x + 28 = 0

x = -28

b, (27 - x) . (x + 9) = 0;

27 - x = 0 hoặc x + 9 = 0

x = 27 hoặc x = -9

c, (-x) . (x - 43) = 0.

x = 0 hoặc x - 43 = 0

x = 0 hoặc x = 43

Bài 3.32: Tính một cách hợp lý:

a, (29 - 9).(-9) + (-13 - 7).21;

b, (-157).(127 - 316) - 127.(316 - 157)

Lời giải:

a, (29 - 9).(-9) + (-13 - 7).21;

= 20.(-9) + (-20).21

= 20.(-9 - 21)

= 20.(-30) = -600

b, (-157).(127 - 316) - 127.(316 - 157)

= -157.127 + 157.316 - 127.316 + 127.157

= (-157.127 + 127.157) + 316.(157 - 127)

= 0 + 316.30 = 9480

Bài 3.33: Một xí nghiệp may chuyển đổi may mẫu quần áo kiểu mới. Biết rằng số vải để mỗi bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm x (dm) so với mẫu cũ. Hỏi trong mỗi trường hợp sau, số vải dùng để may 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm bao nhiêu đề - xi - mét?

a, x = 18; b, x = -7

Lời giải:

a, Với x = 18, số vải tăng thêm là: 420 . 18 = 7 560 (dm)

b, Với x = -7, số vải tăng thêm là: 420 . (-7) = -2 940 (dm)

Nghĩa là số vải cần dùng ít hơn 2 940 dm so với may theo kiểu cũ

Bài 3.34: Cho năm số nguyên có tính chất. Tích của ba số tùy ý trong năm số đó luôn là số nguyên âm. Hỏi tích của năm số đó là số nguyên âm hay số nguyên dương? Hãy giải thích tại sao.

Lời giải:

Trong các số đã cho phải có số nguyên âm. Gọi số đó là a.

Bốn số còn lại cũng có tính chất: tích của 3 số bất kỳ luôn là số nguyên âm

=> trong 4 số còn lại phải có số nguyên âm. Gọi số đó là b.

Vì tích của ba số bất kì luôn là số nguyên âm nên tích ba số còn lại (trừ a và b) luôn là số nguyên âm. Gọi tích đó là s.

=> a . b . s luôn là số nguyên âm

Vậy tích năm số đó là số nguyên âm


  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021