[Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải VBT Hoạt động trải nghiệm 2 bài 3: Luyện tay cho khéo

  • 1 Đánh giá

Hướng dẫn giải VBT Hoạt động trải nghiệm 2 bài luyện tay cho khéo trang 7. Đây là VBT nằm trong bộ sách “Kết nối tri thức và cuộc sống” được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Trò chơi " bàn tay biết nói"

Em cần:

  • Đôi bàn tay em.
  • Những người bạn, người quen khéo tay.

Em làm:

  • Hỏi và học cách biểu hiện bằng đôi bàn tay những thông điệp khác nhau. Ví dụ:

Trả lời:

Em có thể hỏi và học cách biểu hiện bằng đôi bàn tay những thông điệp khác nhau như:

  • Đưa bàn tay chụp lại thành hình trái tim thể hiện: Tôi yêu bạn.
  • Đưa bàn tay làm làm biểu tượng like thể hiện mọi thứ đều tuyệt với.
  • Đưa bàn tay chắn thể hiện gió mạnh, cây nghiêng ngả.
  • Chắp hay tay thể hiện sự biết ơn.
  • Đưa hai thay thành hình gọi điện lên tai thể hiện hãy gọi cho tôi.

2. Làm xiếc bóng cùng bố mẹ, người thân

Em cần:

  • Người thân của mình.
  • Một chiếc đèn bàn hoặc nên.
  • Một bức tường trống.

Em làm:

  • Tắt điện, để căn phòng tối hoàn toàn.
  • Bật ngọn đèn bàn hoặc thắp nến, để ánh sáng hắt lên bức tường.
  • Cùng người thân đứng ở khoảng giữa chiếc đèn (nến) và bức tường.
  • Đưa tay đề tạo hình ảnh khác nhau.
  • Cười vui và khen nhau nếu làm được một hình giống con vật hoặc đồ vật thật.

Trả lời:

Khi tắt điện và bật đèn sáng mờ mờ, bàn tay em biến thành những con thú trên bức tường như những cái bóng thật. Trải nghiệm này khiến em thấy rất vui và thú vị. Em sẽ áp dụng nhiều lần, và tạo hình được nhiều con vật hơn nữa để chơi với các bạn.

3. Làm Hộp sáng tạo.

Em cần:

  • Một chiếc hộp giây hoặc thùng bằng bia các-tông hoặc hộp sắt cũ.

Em làm:

  • Nghĩ cho chiếc hộp cái tên khác, nếu em muốn. Chẳng hạn: “Hộp phép thuật”.
  • Viết tên chiếc hộp lên thân hộp và trang trí.
  • Bắt đầu sưu tầm các đồ vật có thê là vật liệu đề sáng tạo. Ví dụ: bông hoa khô, lá khô, cành cây khô, cúc áo cũ, sỏi, những dải ruy-băng cũ, mẫu bia, miếng vải thừa, cuộn len nhỏ, dây gai, hộp bao diêm, que kem rửa sạch, hộp sữa chua, chiếc tắt cũ đã giặt sạch, quả thông, quả phi lao,...
  • Nhờ bố mẹ mua cho những dụng cụ sáng tạo như: keo sữa, kéo, giấy màu, băng dinh hai mặt,...

Trả lời:

Em tìm thấy hộp gỗ cũ. Em đã đặt tên cho chiếc hộp là " Hộp kì diệu". Em đã trang trí chiếc hộp bằng những giấy màu, bút vẽ, cuộn len nhỏ, dây gai, hộp bao diêm, que kem rửa sạch, hộp sữa chua, chiếc tắt cũ đã giặt sạch, quả thông, quả phi lao,....Em nhờ đến sự trợ giúp của mẹ để hoàn thành chiếc hộp xinh xắn này.


  • 4 lượt xem