Mở bài Tây tiến đoạn 3 Bài thơ Tây Tiến - Văn mẫu 12

  • 5 Đánh giá

Mở bài Tây tiến đoạn 3 hay mở bài khổ 3 Tây Tiến được KhoaHoc tổng hợp với những mẫu hay chọn lọc khác nhau nhằm giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn, đa dạng cho cách mở bài bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến khổ 3 hay nhất

Có người từng nói "Thơ chỉ tràn ra khi trong ta cuộc sống đã tràn đầy". Thật đúng là như vậy! Chiến tranh đã đi qua, hòa bình lặp lại vậy mà ở vùng Tây Bắc ấy lại khơi gợi cho Quang Dũng một nỗi nhớ da diết khôn nguôi, phải chăng nơi đây đã đọng lại trong tác giả nhiều kỷ niệm? Chính vì nỗi nhớ ấy đã thổi hồn cho ông viết nên bài thơ Tây Tiến. Người lính Tây Tiến qua ngòi bút của Quang Dũng hiện lên thật nhiều khó khăn, gian nan, ta có thể thấy được qua khổ thơ cuối:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 1

Cả bài thơ là nỗi nhớ dạt dào về “Tây Tiến”, với những kỉ niệm một thời. Những khó khăn trong cuộc sống và chiến đấu, cũng như những giờ phút thanh bình bên người dân Tây Bắc. Bài thơ còn miêu tả rất thực về hình ảnh của người lính. Về tinh thần và những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 2

"Tây Tiến" là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút viết về "anh bộ đội Cụ Hồ" trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ - chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa cầm bút làm thơ. Thơ của ông luôn nóng bỏng hào khí chiến trường.

Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội, nhà thơ đã sáng tác bài thơ Tây Tiến này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ sông Đáy hiền hòa. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hy sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài "Tây Tiến", đã khắc hoạ khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 3

Nhắc tới thơ văn trong kháng chiến, chúng ta không thể không nhắc tới những nhà văn nhà thơ như Tố Hữu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi, ... và có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc tới nhà thơ Quang Dũng. Ông là một người thi sĩ đa tài, vừa viết thơ, vừa vẽ tranh, lại có thể sáng tác kịch. Trong sự nghiệp thơ văn của mình, tác phẩm ông để lại không ít nhưng nổi tiếng nhất có lẽ chính là tác phẩm Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng với miền Tây Bắc thân thương, với đồng đội của mình. Bài thơ đã làm nổi bật lên một hồn thơ lãng mạn, sâu lắng, thấm đượm nghĩa tình, tinh thần dân tộc của Quang Dũng, đặc biệt đoạn thơ khắc họa hình tượng người lính vô cùng đặc sắc:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 4

Quang Dũng là một trong những nghệ sĩ rất đa tài. Ông có thể vẽ tranh, làm thơ, ông còn biết sáng tác nhạc. Thơ ca của Quang Dũng nổi bật với một hồn thơ lãng mạn, hào hoa, thắm đượm nghĩa tình và tinh thần dân tộc. Bài thơ Tây Tiến là một trong những bài thơ thể hiện cái tình đó của Quang Dũng

Lúc đầu bài thơ có tên “Nhớ Tây Tiến”. Sau bỏ “nhớ” giữ lại “Tây Tiến” vì Quang Dũng cho rằng bài thơ vốn đã tràn đầy nỗi nhớ, người đọc sẽ cảm thấy. Bài thơ được nảy sinh trong những năm tháng không thể nào quên, từ một môi trường sống và chiến đấu không thể nào quên của cuộc đời người lính

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 5

Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh. Nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
...........
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 6

Những bài thơ hay thường tạo nên nhiều kiểu rung cảm thẩm mỹ nơi người đọc, thậm chí còn gây nên nhiều tranh luận xung quanh các câu chữ, hình ảnh, cảm xúc... Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ như thế. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, Tây Tiến không chỉ đứng vững mà còn có sức sống kì diệu. Trong tâm hồn thi nhân, Tây Tiến là một thời để thương, để nhớ, nhớ những kỉ niệm của người chiến binh trong những ngày tháng sống và chiến đấu cùng binh đoàn, nhớ cảnh rừng núi Tây Bắc vừa hiểm trở vừa hùng vĩ vừa không kém phần thơ mộng, nhớ những tháng ngày hành quân gian khổ, nhớ những kỉ niệm đẹp đẽ, những thời khắc nghỉ lại bản làng đầm ấm, thắm thiết tình quân dân…

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 7

Có thể nói, nếu chọn năm tác giả tiêu biểu của giai đoạn văn học thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, có thể không có Quang Dũng nhưng nếu chọn năm bài thơ tiêu biểu, nhất định Tây Tiến phải được nhắc tên, đứng ở hàng danh dự. Đọc Tây Tiến, chúng ta sống lại một thời lửa cháy cùng đoàn quân lừng tiếng đã đi vào lịch sử, chúng ta có thể quên một số câu thơ trong bài, nhưng không thể quên được hình ảnh đoàn quân ấy:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành!

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 8

Quang Dũng (1921 - 1988) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. Trong các sáng tác của ông thì Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông. Bài thơ được viết bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ. Có thể nói, nỗi nhớ da diết những người đồng đội Tây Tiến của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ khắc họa bức chân dung người lính Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 9

Cả bài thơ là nỗi nhớ dạt dào về “Tây Tiến”, với những kỉ niệm một thời. Những khó khăn trong cuộc sống và chiến đấu, cũng như những giờ phút thanh bình bên người dân Tây Bắc. Bài thơ còn miêu tả rất thực về hình ảnh của người lính. Về tinh thần và những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 10

“Tây Tiến” của Quang Dũng là một trong số những bài thơ hay viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến với khổ thơ thứ ba của bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận được hình ảnh chân dung người lính vô cùng chân thực:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Mở bài Tây Tiến khổ 3 mẫu 11

Theo dòng ký ức, ngược về quá khứ, ta đã bắt gặp không biết bao nhiêu hồn thơ khiến mỗi chúng ta đắm say mê mẩn như lạc vào thế giới đó. Quang dũng cũng là một nhà thơ như vậy. Ông là người tài hoa, vẽ tài hát giỏi, thơ hay. Ông để lại cho đời nhiều bài thơ với những âm hưởng đặc sắc. Tiêu biểu là bài thơ Tây Tiến mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn mà ta được học ở chương trình phổ thông. Có thể nói, cả bài thơ là nỗi nhớ về Tây Tiến, về những người đồng đội nhưng nỗi nhớ da diết, lắng đọng nhất lại được nhà thơ tập trung thể hiện rõ nhất ở việc khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ ở khổ 3 của bài thơ:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Mở bài Tây tiến đoạn 3 được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, trau dồi thêm vốn từ, từ đó hoàn thiện bài văn hay hơn, sinh động hơn. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác tại tài liệu học tập lớp 12 này nhé.

  • 15.641 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Văn mẫu 12
Chủ đề liên quan