Một Thái Bình đầy tiềm năng, xinh đẹp và trù phú của ngày nay
Nhắc đến Thái Bình, người ta sẽ nghĩ ngay tới những cánh đồng lúa chín vàng trải dài tít tận chân trời, bởi đây là quê hương của “chị Hai năm tấn”. Nhưng ít ai biết tới một Thái Bình đầy tiềm năng, xinh đẹp và trù phú với những bãi biển đẹp, những ruộng muối trắng tinh khôi, những làng nghề thủ công mĩ nghệ, những đặc sắc văn hóa truyền thống độc đáo, mà ta không tìm thấy ở đâu được ngoài mảnh đất này.
Nhắc đến Thái Bình, người ta sẽ nghĩ ngay tới những cánh đồng lúa chín vàng trải dài tít tận chân trời, bởi đây là quê hương của “chị Hai năm tấn” - những người phụ nữ anh hùng đã đổ mồ hôi, xương máu trên “cánh đồng chống Mĩ” mà mang lại vụ mùa bội thu, cung cấp lương thực cho nước nhà. Nhưng ít ai biết tới một Thái Bình đầy tiềm năng, xinh đẹp và trù phú với những bãi biển đẹp, những ruộng muối trắng tinh khôi, những làng nghề thủ công mĩ nghệ, những đặc sắc văn hóa truyền thống độc đáo, mà ta không tìm thấy ở đâu được ngoài mảnh đất này.
Cách Hà Nội khoảng 110km về phía Đông Nam, Thái Bình đã và đang tận dụng hết các thế mạnh về tự nhiên và con người để phát triển kinh tế. Con người chính là động lực cho sự phát triển. Nằm cách khá xa kinh thành Thăng Long, nhưng trong lịch sử của mình, Thái Bình đã đóng góp cho lịch sử khoa bảng của đất nước những danh nhân trên các lĩnh vực: nhà Bác học Lê Quý Đôn, Ngô Quang Bích, Phạm Đôn Lễ, Nguyễn Mậu Kiến, Quách Đình Bảo,...Có lẽ truyền thống hiếu học và sự chăm chỉ đã trở thành một bản tính của những người con Thái Bình. Vì thế mà có những ngôi trường được thành lập từ rất sớm, từ những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt như trường Đại học Y Dược Thái Bình (năm 1968). Ngôi trường là mơ ước của biết bao người cũng gắn với thanh xuân của biết bao lứa bác sĩ, dược sĩ của đất nước. Nhưng chắc chắn, với bản tính vốn có, những con người ấy sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.
Ở đâu ngày xuân cũng có lễ hội, Thái Bình cũng thế. Tại Thái Bình có tổng cộng 82 lễ hội đặc sắc, 16 loại hát múa, những trò chơi dân gian như chiếu chèo làng Khuốc, trò múa rối nước làng Nguyên Xá (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư). Nhưng đặc sắc nhất có lẽ là những làn điệu chèo. Là một trong những cái nôi của chèo Việt Nam, đến tận ngày nay, loại hình nghệ thuật này vẫn là một nét đặc sắc trong làng nghệ thuật của Thái Bình với 28 làn điệu chèo còn được lưu giữ đến tận bây giờ.
Những làng nghề truyền thống được truyền từ thế kỉ này sang thế kỉ khác, từ đời này sang đời khác như một cách cha ông truyền lại đường nét tâm hồn mình cho con cháu. Ở Thái Bình có những làng nghề cổ, nức tiếng gần xa là làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nằm ở phía Bắc huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái với những người thợ chạm khắc lên mặt kim loại lành nghề, giàu kinh nghiệm. Làng Hới (Thái Bình) có làng dệt chiếu từ lâu đời và nổi tiếng nhất là làng Hải Triều, xã Tân Lễ, tỉnh Thái Bình. Cùng với làng chiếu, làng Bách Thuận - nằm cách thành phố Thái Bình 10km, thuộc huyện Vũ Thư, có điều kiện thuận lợi để trồng dâu, nuôi tằm, trồng cây ăn quả và đặc biệt nỏi tiếng với nghề trồng cây cảnh. Có vẻ như nhắc đến Thái Bình mà không nhắc tới làng Nguyễn với món Bánh Cáy thì sẽ là thiết sót rất lớn. Không biết bánh cáy có từ bao giờ nhưng theo thời gian, bánh cáy đã trở thành một đặc sản của Thái Bình nói chung, của làng Nguyễn nói riêng để bất cứ người con nào đi xa về cũng muốn thưởng thức ngay món bánh cáy dai dai, giòn giòn cũng với cốc nước trà xanh nóng...Hương vị của quê hương là đây chứ còn ở đâu xa nữa?
Truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của quê hương Thái Bình. Người Thái Bình cần cù, chăm chỉ, sáng tạo và cũng rất khéo tay. Họ vật lộn với đồng với đát, giành giật với thiên nhiên để tìm sự sống, để từ một miền đất hoang dã, ngập mặt trở thành một ùng đất phì nhiêu, màu mỡ. Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện tại, người Thái Bình vẫn giữ được bản tính vốn có của mình, sự năng động, sáng tạ và khát vọng cống hiến. Có lẽ chính nhờ những thứ ấy mà người Thái Bình hoàn toàn có quyền hi vọng về một tương lai tươi sáng cho sự phát triển bền bững, cho cuộc sống trên mảnh đất này được bình yên theo đúng nghĩa của nó.
Xem thêm bài viết khác
- Bài văn: Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích bài mẫu 1
- Viết văn nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước
- Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều)
- Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của em
- Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Tổng hợp tất cả các bài viết số 1 ngữ văn lớp 8 (3 đề)
- Thuyết minh về chiếc cặp học sinh
- Những điều chưa biết về thành phố cảng Hải Phòng
- Đề 3: Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến
- Bài văn tự sự: Tôi thấy mình đã khôn lớn
- Đề 2: Từ bài "Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"