Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 9: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học?
Bài làm:
Thứ nhất, tài nguyên rừng
*Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng
- Năm 1943, loại rừng giàu có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng). Đến nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Vì thế, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng chưa phục hồi.
- Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
* Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng
- Theo quy hoạch, phải nâng độ che phủ rừng của cả nước hiện tại từ gần 40% lên đến 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
- Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43% diện tích và phục hồi lại sự cân bằng môi trường sinh thái ở Việt Nam.
- Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng:
+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
Thứ hai, đa dạng sinh học
* Suy giảm đa dạng sinh học
- Giới sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm.
- Con người tác động mạnh khiến diện tích rừng tự nhiên thu hẹp, các hệ sinh thái, nguồn gen suy giảm. Nguồn động thực vật dưới nước suy giảm rõ rệt.
*Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
- Ban hành Sách đỏ Việt Nam
- Quy định việc khai thác
- Hạn chế ô nhiễm môi trường
Xem thêm bài viết khác
- Bài 8: Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Chứng minh rằng cơ cấu vốn công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?
- Giải bài 33 địa lí 12 vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này?
- Trình bày sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đông Nam Bộ?
- Hãy xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng?
- Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta?
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc và tính chất của gió mùa này ở Việt Nam?
- Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
- Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm gì?
- Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển?
- Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên, kinh tế xã hội) đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này?