Nội dung chính bài Nỗi thương mình

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Nỗi thương mình"?

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình. Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được trải nghiệm cuộc sống phong trần làm vốn sóng của ông thêm phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người. Ông được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du nổi bật với 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài) đều được sáng tác chữ Hán và Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn được sáng tác bằng chữ Nôm.
  • Tác phẩm: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát, bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tác phẩm được sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với một cảm hứng mới, một cách nhận thức và lí giải hiện thực mới và gửi gắm vào đó tâm sự của con người thời đại ông. Truyện Kiều được coi là kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam.
  • Đoạn trích Nỗi thương mình nằm từ câu 1229 đến câu 1248.

2. Phân tích văn bản

a. 4 câu thơ đầu: Cuộc sống ở lầu xanh\=

  • Bướm lả ong lơi => Hình ảnh ước lệ chỉ người hiếu sắc.
  • Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm => Chỉ cuộc sống lạc thú chốn lầu xanh.
  • Lá gió cành chim => Điển tích điển cố chỉ người phụ nữ tiếp khách 4 phương.
  • Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh => Điển cố điển tích chỉ chung loại khách làng chơi.

=> Nghệ thuật: Ẩn dụ, sử dụng điển tích điển cố, ước lệ tượng trưng… Diễn tả cuộc sống nhục nhã, ê chề kéo dài của Kiều trong cảnh sống tấp nập, lả lơi trăng gió nơi lầu xanh.

b. 8 câu thơ tiếp: Nỗi niềm, tâm trạng của Kiều

Hai câu đầu: Hoàn cảnh

  • Thời gian:
    • “Khi tỉnh rượu” khi con người tỉnh táo trong nhận thức.
    • “Lúc tàn canh” là khi đêm muộn.
    • Không gian: Lầu xanh lúc vắng vẻ, tĩnh lặng cô đơn

=> Hoàn cảnh rất phù hợp cho con người nảy sinh cảm xúc.

=> Kiều nhận ra sự cô đơn nhục nhã của mình, nàng đau đớn khi ý thức sâu sắc thân phận của mình.

  • Điệp từ: “mình” được lặp lại 3 lần => nhấn mạnh, hằn sâu nỗi đau đớn, xót xa của Kiều.

6 câu tiếp theo: Đối lập quá khứ và hiện tại:

  • Quá khứ : “Khi sao phong gấm rủ là” cuộc sống tươi đẹp, no đủ êm đềm, sống hạnh phúc.
  • Hiện tại nói liên tiếp ở 3 câu: “Giờ sao… bấy thân" => hiện tại thay đổi chóng mặt, không nơi nương tựa, Kiều nặng nề, chán chường.

=> Bằng các thủ pháp nghệ thuật: điệp từ, phép đối xứng, đối lập… đã diễn tả sự giày vò, đau đớn trong tâm hồn Thuý Kiều, nàng thờ ơ, tủi nhục, buồn bã.

c. Tám câu cuối: Bi kịch tâm trạng của Kiều thể hiện qua cảnh vật

  • Cảnh thiên nhiên:
    • “gió tựa”, “hoa kề”, “tuyết ngâm”, “trăng thâu” => Cảnh đẹp, tao nhã, mang tính chất ước lệ.
    • Thú vui: “nét vẽ”, “câu thơ”, “cung cầm”, “nước cờ” => Cầm, kì, thi, họa.

=> Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh nhưng chất chứa nỗi buồn của con người.

  • Tâm trạng:
    • Thúy Kiều không vui, phó mặc cho khách làng chơi.
    • Nàng thờ ơ với cả thiên nhiên.
    • Niềm khao khát có cuộc sống tự do của Kiều.

=> Bằng các bút pháp nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, sử dụng câu hỏi tu từ… Tác giả đã cất lên tiếng kêu cứu của một con người có tài sắc, có tình cảm, có ý thức khi nhân phẩm bị đẩy lùi trong hoàn cảnh trớ trêu, bất hạnh.

  • Thái độ của tác giả:
    • Tác giả cảm thông với hoàn cảnh sống của Thúy Kiều, trân trọng những phẩm giá cao đẹp của nàng.
    • Tố cáo, phê phán chế độ phong kiến và xã hội đồng tiền đã khiến con người đau khổ.
    • Đòi quyền sống tự do, chính đáng cho con người.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Phân tích chi tiết bài thơ

a. Bốn câu đầu: Tình cảnh trớ trêu của Thuý Kiều ở lầu xanh

  • “cuộc say đầy tháng”, “ trận cười suốt đêm”⇒ cuộc sống không bình thường, ai có thể say được đầy tháng, có thể cười được suốt đêm ⇒ cuộc sống này chỉ có thể diễn ra trong chốn lầu xanh, buôn phấn bán hương, nơi mà con người chìm đắm trong men say và tìm đến với nhau vì những thú vui, những lạc thú.
  • Bút pháp ước lệ:
    • Hình ảnh ẩn dụ : “ bướm” “ong” -> khách làng chơi, “cuộc say đầy tháng”, “trận cười suốt đêm” → lạc thú, “ lá gió cành chim”->người kĩ nữ tiếp khách bốn phương
    • Điển tích điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc”, “Trường Khanh”⇒ chỉ chung cho loại khách làng chơi
    • Đan xen những từ ngữ gợi hình, gợi tả: “ lả”, “ lơi”, “ dập dìu” ⇒ gợi cảnh sống buông thả, đắm chìm trong nhà chứa ; đồng thời làm các điển tích, điển cố không trở nên khô cứng.
    • Sử dụng từ ngữ chỉ thời gian: “biết bao”, “đầy tháng”, “suốt đêm”, “sớm đưa…tối tìm…”⇒ từ ngữ chỉ mức độ thời gian trải dài, triền miên không dứt
    • Tách thành ngữ chéo sáng tạo “ ong bướm lả lơi” thành “ bướm lả ong lơi”

=> Việc sử dụng bút pháp ước lệ :

  • Một mặt, diễn tả không khí tấp nập, lả lơi, trăng gió của cuộc sống trong nhà chứa ⇒ sự đối lập nghiệt ngã: một bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là cuộc sống nhơ nhớp trong nhà chứa
  • Mặt khác, làm cho sự hồi tưởng kiếp sống đớn đau của Kiều trở nên tao nhã hơn ⇒ thái độ trân trọng, cảm thông của nhà thơ dành cho nhân vật.

b. 8 câu tiếp theo: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ấy

  • Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc:
    • “khi tỉnh rượu” → khi con người đã trở về trạng thái cân bằng, thoát ra khỏi những cuộc vui triền miên, tỉnh táo trong nhận thức để đối diện với chính mình
    • “ lúc tàn canh” → khi không gian đã thật sự tĩnh lặng, con người chỉ con lại một mình cô độc

⇒ Đây là hoàn cảnh dễ nảy sinh tâm trạng nhất và cũng là lúc con người dám nhìn thẳng vào suy nghĩ của mình ⇒ hoàn cảnh tâm lý

  • Nếu những câu thơ trên là lời của Nguyễn Du thì đến những câu thơ này lời của ông và của Kiều đã như hòa nhập làm một, Nguyễn Du thay Kiều nói lên tâm trạng của mình. Trong giờ phút ngắn ngủi ấy Thuý Kiều đã thể hiện cảm xúc: “Giật mình/mình lại thương mình/xót xa”
    • Câu thơ có sự thay đổi nhịp điệu: từ 2/2/2, 4/4 sang 3/3, 2/4/2. Dòng thơ trên ngắt nhip 3/3 như chia đôi khoảng cách không gian và thời gian nhà chứa ồn ào với không gian tâm trạng trong lòng Kiều; thì dòng thơ dưới nhịp thơ như kéo dài hơn thể hiện tâm trạng day dứt, đau đớn của Kiều. Phó từ “ lại”, lặp lại 3 lần từ “ mình” – hiện tượng đặc biệt trong văn học trung đại coi trọng sự hàm xúc, tránh lặp từ ⇒ nỗi đau đớn cho mình không phải là đêm nay mà từng đêm dày xéo Kiều.
    • Đằng sau cái “giật mình” là cảm giác “ thương mình” và “xót xa” càng làm rõ hơn cảm xúc, tâm trạng của nàng

⇒ Chúng ta có thể khẳng định cái giật mình xót xa của Thúy Kiều là cảm xúc bên trong. Khi tiếng nhạc đã dứt, khách đã ra về hết chỉ còn lại mình nàng cô độc thì tất cả những tâm tư được thể hiện, nàng bị dày vò bởi chính mình.Nhưng nếu không có cái giật mình thì Kiều cũng giống như tất cả các cô gái lầu xanh khác. Nói như Nam Cao là Thúy Kiều tự đặt mình lên cái lật chả, lật đi lật lại; nhưng cũng chính nó đưa Kiều thoát khỏi vũng bùn nhơ sống trong lòng độc giả bao thời đại.

  • Nghệ thuật:
    • Cặp từ đối lập “khi sao” và “giờ sao” với nghệ thuật đối giữa hai câu lục/ bát ⇒ nhấn mạnh sự khác biệt: quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc còn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị vùi dập
    • Ngữ điệu hỏi: “mặt sao”, “ thân sao” chứ không phải sao mặt, sao thân
    • Sử dụng thành ngữ chéo: dày dạn sương gió →“ dày gió dạn sương”, ong bướm chán chường → “ bướm chán ong chường”⇒ nhấn mạnh ⇒ sự ngỡ ngàng, bàng hoàng
    • Đối lập giữa khách và Kiều: vui thú - “nào biết có xuân là gì?” ⇒ câu hỏi tu từ "xuân" → tình yêu, hạnh phúc, tuổi xuân → Kiều không có được gì cả

⇒ Khi sống thật với chính mình, Kiều bàng hoàng, xót xa cho thân phận của mình và phải chăng đó cũng chính là tiếng nói đòi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du - con người biết nhận thức và ý thức về hạnh phúc của mình

c. 8 câu cuối: Tâm tình cô đơn, đau khổ của Kiều

  • Bức tranh thiên nhiên và những thú vui trong lầu xanh:
    • Thiên nhiên: “ gió tựa”, “ hoa kề”, “ tuyết ngậm”, “ trăng thâu”→ phong, hoa, tuyết, nguyệt
    • Thú vui : “nét vẽ”, “ câu thơ”, “ cung cầm”, “ nước cờ”→ cầm , kì, thi, hoạ

⇒ Cảnh đẹp, tao nhã nhưng không che giấu được cái bản chất nhơ nhớp của nơi “buôn thịt, bán người”

  • “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”⇒ ở đây có sự hoà nhập thống nhất giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và tình.Nỗi đau buồn của Kiều đã hoà nhập vào cảnh vật. Từ một trưòng hợp cụ thể Nguyễn Du đã khái quát thành một chân lý phổ quát mọi thời đại.
  • Thuý Kiều gần như chia thành hai nửa con người:
    • Một phải “vui gượng kẻo là” để tránh những trận đòn “uốn lưng đổ thịt dập đầu máu sa” của Tú Bà, không được sống thật với chính mình
    • Nhưng thực tâm “Ai tri âm đó mặn mà với ai?” .Hai đại từ “ ai”- phiếm chỉ (khách làng chơi, Thúy Kiều, Kim Trọng)

⇒ Sự cô đơn, lạc lõng, bế tắc của Kiều.Trong chốn lầu xanh nơi mà tất cả đều phù phiếm, đồng tiền lên ngôi → Kiều vẫn cố gắng tách mình ra, tìm một tâm hồn tri âm, thể hiện khát vọng sống trong sạch của Kiều mà ta thật sự đáng trân trọng.

2. Tổng kết:

  • Nội dung: Đoạn trích Nỗi thương mình thể hiện tập trung tư tưưởng của tác giả: Kiều thương mình → nhân bản,cảm thương trước bi kịch của Kiều → nhân đạo, khẳng định nhân cách đẹp đẽ của nàng, ý thức cá nhân → nhân văn.Đoạn trích “Nỗi thưong mình” cũng thể hiện được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện của tác giả.
  • Nghệ thuật: Khai thác triệt để các hình thức đối xứng; sử dụng hình ảnh ước lệ, điệp từ; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình; ngòi bút miêu tả tâm lí độc đáo, sắc sảo
  • Ý nghĩa sâu sắc xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đaị. Người phụ nữ xưa được giáo dục theo tinh thần an phận thủ thường cam chịu, nhẫn nhục.

Back to top

  • 17 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021