Phân biệt phân hoá học và hữu cơ Ôn tập Công nghệ 7
Phân biệt phân hoá học và hữu cơ - Công nghệ 7 được giáo viên KhoaHoc giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
- Nêu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt
- Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản
Câu hỏi: Phân biệt phân hoá học và hữu cơ
Trả lời:
Giống nhau:
- Cả hai loại phân bón đều chứa các dinh dưỡng mà cây trồng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển.
- Giúp cây có sức khỏe, tăng chất lượng cây trồng giúp năng suất cao, sản lượng thu hoạch tăng.
- Cả hai loại phân đều có các dụng cung cấp là bón lót, bón thúc, phun trực tiếp lên lá.
Khác nhau:
* Dựa vào hình thức bón:
- Phân bón hóa học có thể bón trực tiếp vào đất, bón qua lá, hòa vào nước tưới hoặc ngâm ủ với hạt giống - Phân bón hữu cơ phải bón trực tiếp xuống đất. Trường hợp đặc biệt như Pomio của PGS Hoàng Ngọc Thuận (dạng dung dịch) thì dùng để tưới.
- Phân bón vi sinh vật: ngâm, tẩm vào hạt giống hoặc rễ cây trước khi gieo trồng hoặc bón trực tiếp xuống đất.
* Dựa vào mục đích bón:
- Phân hóa học: dễ sử dụng, hiệu quả nhanh → bón thúc → Tốn tiền do mua phân bón
- Phân hữu cơ: thời gian phân hủy chậm → bón lót → Tận dụng nguyên liệu sẵn có trong trồng trọt, chăn nuôi do đó lợi nhuận tăng.
Phân bón hóa học là gì ?
Phân hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Đây là loại phân bón được sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng, dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất. Cùng tìm hiểu phân bón hóa học và so sánh hiệu quả cũng như lợi ích đối với bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng...
- Có ba loại phân bón hóa học cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali. Có ba loại phân bón hóa học cơ bản là phân đạm, phân lân và phân kali.
- Phân hóa học có loại đơn chất, đa lượng như phân đạm urê (N), phân lân phốt pho (P), phân kali (K). Phân trung lượng và vi lượng như Mg, Fe, S, Si, Ca... Phân hóa học có loại đơn chất, đa lượng như phân đạm urê (N), phân lân phốt pho (P), phân kali (K). Phân trung lượng và vi lượng như Mg, Fe, S, Si, Ca...
- Phân hóa học tổng hợp bao gồm sự pha trộn các đơn chất trên như DAP 46-18, NPK 16-16-8, NPK 20-20-15...Phân hóa học tổng hợp bao gồm sự pha trộn các đơn chất trên như DAP 46-18, NPK 16-16-8, NPK 20-20-15...
Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.
Câu hỏi môn Công nghệ 7 được KhoaHoc trả lời chi tiết, chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức, giải đáp các câu hỏi cùng bài tập khó nhằm học tốt Công nghệ 7. Chuyên mục Ôn tập Công nghệ 7 gồm tất cả các câu hỏi ôn tập kiểm tra chia thành nhiều phần tương ứng với chương trình học môn Công nghệ lớp 7 nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Xem thêm bài viết khác
- Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất nào Ôn tập Công nghệ 7
- Mục đích của việc làm cỏ là Ôn tập Công nghệ 7
- Mục đích của việc vun xới là gì? Ôn tập Công nghệ 7
- Luân canh là gì Ôn tập Công nghệ 7
- Thâm canh là gì Ôn tập Công nghệ 7
- Nêu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt Ôn tập Công nghệ 7
- Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản Ôn tập Công nghệ 7
- Đặc điểm của phần khí là Ôn tập Công nghệ 7
- Đất trung tính có độ pH là bao nhiêu? Ôn tập Công nghệ 7
- Nêu cách thu hoạch các loại nông sản Ôn tập Công nghệ 7
- Nêu cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng Ôn tập Công nghệ 7
- Trình bày quy trình dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp Ôn tập Công nghệ 7
- Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào Ôn tập Công nghệ 7