Quan sát các hình từ 10 đến 14 và đọc thông tin dưới đây, hãy: Kể tên các loài thực vật và động vật chính ở môi trường đới lạnh.
b) Sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh
Quan sát các hình từ 10 đến 14 và đọc thông tin dưới đây, hãy:
- Kể tên các loài thực vật và động vật chính ở môi trường đới lạnh.
- Giải thích vì sao các loài động vật lại thích nghi được với môi trường đới lạnh.
- Cho biết vì sao cuộc sống của sinh vật đới lạnh lại sinh động hẳn lên vào mùa hạ.
Bài làm:
Các loài thực vật và động vật chính ở môi trường đới lạnh:
- Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y...
- Các loài động vật đặc trưng nhất của môi trường đới lạnh là tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng,...
Các loài động vật lại thích nghi được với môi trường đới lạnh vì:
Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông.
Cuộc sống của sinh vật đới lạnh lại sinh động hẳn lên vào mùa hạ vì:
Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ, rêu, địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...
Xem thêm bài viết khác
- Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết sự đa dạng về văn hóa thời phong kiến.
- Quan sát hình 2 và hiểu biết của em, hãy: Nêu tên các đới và kiểu khí hậu ở châu Mĩ
- Khoa học xã hội 7 bài: Phiếu ôn tập 2
- Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy kể tên một số chủng tộc ở châu Mĩ và cho biết sự đa dạng về chủng tộc có ảnh hưởng như thế nào đến dân cư và xã hội ở châu lục này.
- Điền nội dung sự kiện cho phù hợp với thời gian trong bảng sau về phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII
- Trình bày một số thành tựu đạt được dưới thời Lê Sơ Giải Khoa học xã hội 7 bài 30
- Lập bảng (theo yêu cầu sau vào vở) về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
- Dựa vào lược đồ dưới đây, hãy: a. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
- Khoa học xã hội 7 bài 14: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Sưu tầm, trao đổi với người thân hoặc với bạn bè để hoàn thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) về mối quan hệ của EU với Việt Nam.
- Dựa vào hình 7, đọc thông tin, kết hợp với kiến thức đã học hãy: Cho biết lãnh thổ châu Đại Dương bao gồm bộ phận nào?