Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Bài thơ ( bản phiên âm) được viết theo thể thơ nào? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

.............................................

3. Tìm hiểu về từ đồng nghĩa

a. Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch, dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, nhìn

..................................................

4. Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Đọc nội dung trong bảng sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới:

Hãy cho biết các đoạn trích sau, tác giả đã sử dụng cách biểu cảm nào. Mỗi cách biểu cảm có tác dụng gì?

................................................

Bài làm:

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Cảm xúc bao trùm: Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh.

b. Hai câu đầu:

  • Cảnh đêm được miêu tả bằng hình ảnh của ánh trăng sáng tràn ngập khắp gian phòng, ngỡ là mặt đất phủ sương
  • Cảnh đêm trăng gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết trong khoảng khắc đêm vắng khi tác giả sống xa quê.

c. Lí do bởi Lí Bạch xa quê từ năm 25 tuổi thế nên trong những ngày tháng xa quê hễ nhìn thấy vầng trăng sáng thì ông lại nhớ quê nhà.

Giống nhau về mặt từ loại, cấu trúc ngữ pháp và số lượng từ.=> Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.

d.

  • Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi: Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lý Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê.
  • Câu thơ thứ hai, chữ “nghi” (ngỡ) ánh trăng sáng đã rọi tới đầu giường khiến tác giả ngỡ là sương trên mặt đất. Và vẻ đẹp dường như mơ hồ đó đã làm cho tác giả thao thức trong đêm.

=> Như vậy, trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

3. Tìm hiểu về từ đồng nghĩa

a. Từ đồng nghĩa với rọi là chiếu.

Từ đồng nghĩa với nhìn là trông

b. Để mắt tới, quan tâm tới: trông coi, chăm sóc, chăm nom

Xem xét để thấy vào biết được: Trông mong, trông chờ,mong ngóng, ...

c. Hai từ quả, trái đồng nghĩa hoàn toàn với nhau, có thể thay thế được cho nhau trong văn cảnh mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.

d. Giống nhau đều là nói về cái chết của con người.

Khác nhau:

  • Bỏ mạng thường là cái chết vô ích mang sắc thái khinh bỉ
  • Hi sinh là cái chết cao cả có ích được người đời kính trọng.

e.

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn:là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau,được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm(biểu thị cảm xúc,thái độ)hoặc cách thức hành động.Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

4. Cách lập ý của bài văn biểu cảm

a. Đoạn 1: Sử dụng cách biểu cảm liên hệ hiện tại với tương lai

=> Tác dụng: Liên tưởng đến tương lai để khẳng định sự gắn bó mãi mãi của cây tre với cuộc sống của người Việt Nam.

b. Đoạn 2: Sử dụng cách biểu cảm hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại

=> Tác dụng: thể hiện sự say mê với trò chơi gà đất trong niềm hoài nhớ da diết, lắng sâu.

c. Đoạn 3: Sử dụng cách biểu cảm tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

=> Tác dụng: bày tỏ tình cảm yêu mến của mình với cô giáo bắt đầu từ một tình huống (lời nói của cô giáo).

d. Đoạn 4: Sử dụng cách biểu cảm quan sát, suy ngẫm

=> Tác dụng: tác giả đã thể hiện tình cảm sâu nặng của mình với người mẹ.

  • lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021