Soạn bài Câu ghép: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về câu ghép
a. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
....................................................
2. Tìm hiểu về cách nối các vế câu
a. Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục 1
................................................
3. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
a. Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:
....................................................
Bài làm:
1. Tìm hiểu về câu ghép
(1) +(2). Tìm và phân tích cấu tạo những câu có cụm C-V (dấu / thể hiện ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ trong các câu)
- Cụm C-V lớn: Tôi/quên thế nào được…
- Cụm C-V nhỏ: Những cảm giác trong sáng ấy/nảy nở trong lòng tôi (như) mấy cành hoa tươi/mỉm cười giữa bầu tời…
=> Đây là câu có cụm C - V nhỏ nằm trong cụm C - V lớn. Trong đó, cụm C - V thứ nhất là cụm C - V lớn, hai cụm C - V sau là cụm C - V nhỏ.
- Buổi mai hôm ấy,một buổi mai // đầy sương thu, mẹ tôi // âu yếm dẫn tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp
- Cảnh vật chung quanh tôi// đều thay đổi, (vì chính) lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn: (hôm nay) tôi/ đi học
(3)
Kiểu cấu tạo câu | Câu cụ thể | |
Câu có một cụm C-V | Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. | |
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V | Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn | Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp |
Các cụm C-V không bao chứa lẫn nhau | Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. |
b. Cả ba câu đều là câu ghép
c. Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
2. Tìm hiểu về cách nối các vế câu
a+b) Các câu ghép:
- Hằng năm cứ vào cuối thu, ..... những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (Câu này không dùng từ nối, giữa các vế có dấu phẩy)
- Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy................không nhớ hết.” (Câu ghép các vế nối nhau bằng quan hệ từ vì)
- Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè...................lại tưng bừng rộn rã.( Không dùng từ nối, dùng dấu chấm và cặp từ hô ứng: nhưng .......lại)
c) Ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép: VD:
- Nối bằng một quan hệ từ : và, rồi, mà, còn, song, nhưng, chứ... Ví dụ: Tôi thì thấp song anh trai tôi thì cao
3. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Nội dung của các văn bản:
- Văn bản Cây dừa Bình Định: Trình bày sự gắn bó của cây dừa đối với người dân Bình Định trong cuộc sống về tất cả mọi mặt, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần. Sự cống hiến tất cả của dừa cho con người.
- Văn bản Tại sao cây có màu xanh lục: giải thích lá cây lại có màu xanh lục là do chất diệp lục trong lá.
- Văn bản Huế: giới thiệu về Huế từ cảnh sắc thiên nhiên, sông núi hữu tình, đến các công trình kiến trúc, từ những mảnh nhà vườn xinh đẹp cho đến những món ăn rất riêng mà chỉ Huế mới có và cả truyền thống anh dũng quật cường của người dân Huế.
Những văn bản này là những văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Muốn làm thằng Cuội-Hai chữ nước nhà: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài tôi đi học: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Bài toán dân số : Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Đánh nhau với cối xay gió giản lược nhất
- Soạn bài Hai cây phong: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn VNEN bài Tức nước vỡ bờ giản lược nhất
- Soạn bài Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Trong lòng mẹ giản lược nhất
- Soạn bài Hai cây phong: Mục D hoạt động vận dụng