Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a) Dựa vào nội dung câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê, cùng bàn luận để thực hiện những yêu cầu sau:
.........................................
3. Tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục của văn bản
a) Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí được gọi là bố cục. Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục?
...............................................
4. Tìm hiểu về tính mạch lạc cảu văn bản
a) Những nhận định sau nói về tính mạch lạc của văn bản. Hãy cho biết : Nhận định nào đúng , nhận định nào sai?
........................................................
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. (1) Các sự việc chính của câu chuyện:
- Bố mẹ Thành và Thủy chia tay
- Thành và Thủy chia đồ chơi
- Thủy chia với lớp, cô giáo và các bạn
- Cuộc chia tay cảm động giữa hai anh em Thành và Thủy
(2) Nhân vật chính là hai anh em Thành và Thủy. Ngoài ra còn có mẹ của Thành và Thủy, các bạn trong lớp, cô giáo Tâm.
(3) Chi tiết khiến em xúc động nhất là khi Thủy nói chia tay với các bạn. Chi tiết đó thể hiện tình yêu thương của cô dành cho học trò của mình và cả sự xót xa khi em phải gác lại ước mơ đến trường, đi làm kiếm sống khi còn quá nhỏ.
(4) Văn bản là câu chuyện xúc động về cuộc chia tay đầy nước mắt giữa hai anh em Thành và Thủy. Từ đó ta nhận ra mái ấm gia đình là một tài sản vô cùng quý giá. Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.
b. Giống nhau: Tâm trạng của bé Thủy lúc ở nhà và khi đến chào cô giáo cùng các đều là sự đau đón, xót xa khi gia đình tan vỡ và phải chia tay những thứ thân thuộc, xa thầy cô bạn bè.
Khác nhau:
- Khi ở nhà, Thủy cố kìm nén những giọt nước mắt, em như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay anh. Hai anh em nhường cho nhau đồ chơi.
- Khi ở trường, chia tay với cô giáo và các bạn em đã không kìm được giọt nước mắt mà khóc nức nở. Những cảm xúc như vỡ òa, vì em biết từ nay em không còn được đến trường để học, không còn được gặp bạn bè và cô giáo.
c.
- Nhân vật Thành: nhường hết đồ chơi cho em “Không phải chia nữa. Anh cho em tất”. Rồi khi thấy em khóc, thành đã “đứng dậy, lau chiếc khăn mặt ướt cho em”.
- Các bạn trong lớp: nắm chặt tay Thủy như chẳng muốn rời
- Cô giáo lấy một quyển sổ cùng một chiếc bút máy tặng cho Thủy
d. Vấn đề đề cập tới là những quyền cơ bản của trẻ em chính là quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, được sống trong một gia đình hạnh phúc và đến trường học tập
3. Tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục của văn bản
a. Cần phải quan tâm tới bố cục, vì khi sắp đặt nội dung các phần trong văn bản một cách rành mạch, hợp lí sẽ tạo nên sự thống nhất, dễ hiểu, logic.
b.
- Câu chuyện trên chưa có bố cục. Cách sắp xếp bất hợp lí thể hiện: ở cách sắp xếp các chi tiết lộn xộn khiến người đọc khó hiểu, không làm nổi bật được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm.
- Sắp xếp lại: Cần trình bày hoàn cảnh sống của ếch khi ở đáy giếng ếch nhìn lên chỉ thấy trời bé tí ti nên coi thường mọi thứ. Sau đó vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài và nghênh ngang, nhâng nháo đi lại khắp nơi và nó đã bị giẫm bẹp
c. Bố cục:
- Mở bài: từ đầu đến … sưng mọng lên vì khóc nhiều
- Thân bài: từ đêm qua….. anh xin hứa
- Kết bài: Từ “Tôi mếu máo trả lời…” đến hết
a. Điền như sau: Đ S Đ Đ
b. Cần chú ý những điều:
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản cùng hướng về một đề tài, một chủ đề xuyên suốt.
- Các câu các ý trong văn bản cần được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng hợp lí
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giản lược nhất: Mục D hoạt động vặn dụng
- Soạn VNEN bài Rằm tháng giêng giản lược nhất
- Soạn bài Những câu hát than thân, châm biếm giản lược nhất: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Cảnh khuya giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Những câu hát nghĩa tình giản lược nhất: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Mùa xuân của tôi giản lược nhất: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Sông núi nước Nam giản lược nhất: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Cổng trường mở ra giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhận buổi mới về quê giản lược nhất: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Mùa xuân của tôi giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Cảnh khuya giản lược nhất