Soạn bài Những câu hát than thân, châm biếm giản lược nhất: Mục C hoạt động luyện tập

  • 1 Đánh giá

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

a) Tìm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ '' Thân em '' giống như bài ca dao phía dưới. Những bài ca dao đó có cách mở đầu này nói về ai, về điều gì ?

.............................................

2. Luyện tập về đại từ

a) Chỉ ra ý nghĩa của đại từ ''thế'' trong các ví dụ sau:

............................................

Bài làm:

1. a. VD:

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Những bài ca dao này đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em”, để nói về người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ than trách về thân phận bèo bọt, nổi trôi, lênh đênh vô định giữa dòng đời, họ không có quyền được quyết định cuộc đời mình. Qua đó thể hiện sự đồng cảm, thương xót của các tác giả dân gian với những người phụ nữ.

b. Về nội dung đều châm biếm những hạng người đáng chê cười về tính cách và bản chất, phê phán những thói hư, tật xấu

Về nghệ thuật, sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nghệ thuật nói ngược, phóng đại…

2. Luyện tập về đại từ

a.

  • Bạn Nam 13 tuổi . Bạn Hoa cũng thế: Đại từ chỉ số lượng, Từ “thế” chỉ sự ngang bằng về tuổi giữa hai người.
  • Chị Dương đang học bài . Anh Tuấn cũng thế: Đại từ chỉ hoạt động, Từ “thế” chỉ hoạt động học bài đang cùng diễn ra giữa hai người.
  • Bông hoa hồng đẹp quá . Bông hoa li cũng thế: Đại từ chỉ tính chất, Từ “thế” chỉ sự ngang bằng về độ đẹp giữa hai bông hoa

b.

  • Các từ là đại từ: ông, ông bà, con
  • Các từ không phải đại tư: chú, anh em

Vì các từ ông, ông bà, con được dùng để xưng hô hoặc xuất hiện trong lời nói trực tiếp của nhân vật với vai trò xưng hô. Chúng đóng vai trò là chủ ngữ, hoặc phụ ngữ cho động từ.

c. Đặt câu:

  • Ai hôm nay giơ tay lên bảng?
  • Anh đang làm thế?
  • Cái áo có giá bao nhiêu tiền?
  • Thế nào là danh từ?
  • lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021