Soạn bài Thạch Sanh giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

2. Tìm hiểu văn bản

a, Đọc thầm đoạn văn bản từ đầu đến “... mọi phép thần thông”, tìm những chi tiết kì lạ và chi tiết hiện thực giới thiệu về sự ra đời của Thạch Sanh. Hãy cho biết cách kể về sự ra đời có thể hiện dụng ý gì của nhân dân.

..............................

Bài làm:

a. Những chi tiết kì lạ :

  • Thạch Sanh là thái tử được Ngọc Hoàng đưa xuống làm con hai vợ chồng già tốt bụng .
  • Bà mẹ mang thai nhiều năm, khi chồng mất được lâu bà mới sinh hạ ra Thạch Sanh.

Chi tiết hiện thực:

  • Nêu ra địa danh cụ thể quận Cao Bình

Những chi tiết đó hiện dụng ý :

  • Thạch Sanh không phải người trần
  • Thạch Sanh là người kì lạ và phi thường vì mẹ mang thai rất lâu mới sinh ra Thạch Sanh

b.

Hành động của Thạch Sanh

Hành động của Lí Thông

Chiến đấu với quái vật; luôn tin tuong người khác; mạnh me dung cảm trước mọi khó khăn

Dùng những mưu mẹo để ăn cắp thành qua ma người khác làm đuợc ;gian xảo; doi trá

Nhận xét: Thạch Sanh là người tốt bụng hiền lành dễ tin người và cung rất mạnh me

Nhận xét: Lý thông: nhiêu mưu mẹo; độc ác nhát gan

c. Ý nghĩa của tiếng đàn:

  • Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc.
  • Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

=> Qua đó cho thấy Thạch Sanh là người có vẻ đạp tâm hồn thuần khiết, hình lành, lương thiện

d. Ước mơ ngàn đời của nhân dân ta đồng thời chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình và sức mạnh to lớn của nhân dân.

e.Ý nghĩa truyện Thạch Sanh:

  • (1) Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ
  • (2) Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác, ác giả ác báo
  • (3) Những chi tiết tưởng tượng kì ảo có giá trị vô cùng quan trọng, giàu ý nghĩa, tăng tính kì lạ đẹp đẽ thần kì, nổi bật nhân vật và sự kiện trong truyện khiến câu chuyện hấp dẫn hơn

Đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích:

(1) Nhân vật chính thường thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch… nhưng đều người hiền lành, tốt bụng, dũng cảm, thật thà,..

(2) Truyện thể hiện nhân dân ta luôn có ước muốn trong cuộc sống cái thiện luôn chiến thắng cái ác, ác giả ác báo

(3) Để gửi gắm niềm tin, ước mơ của nhân dân, truyện cổ tích lúc nào cũng có kết thúc là cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác (đặc biệt là các câu truyện cổ tích Việt Nam)

  • lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021