Soạn bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Mục C hoạt động luyện tập

  • 1 Đánh giá

C. Hoạt động luyện tập

1. Ôn tập về truyện kí Việt Nam

a.Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:

.............................................................

2. Luyện tập về nói giảm nói tránh

a. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau vào chỗ trống(....): đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.

...........................................................

3. Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp bới miêu tả biểu cảm

a. Ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự( kể chuyện) bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

.......................................................

Bài làm:

1. Ôn tập về truyện kí Việt Nam

a.

b.

Giống nhau

Đều là những văn bản tự sự, truyện kí

Tinh thần nhân đạo, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường

Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.

Được viết bằng ngòi bút chân thực, hiện đại, phản ánh được những khía cạnh đặc sắc của cuộc sống

Khác nhau

Thể loại:

  • Nguyên Hồng viết thể hồi kí
  • Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết
  • Nam Cao viết truyện ngắn

Nhân vật:

  • Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người phụ nữ.
  • Nam Cao viết về ông lão nông dân
  • Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân.

c. Tôi thích nhất nhân vật lão Hạc bởi nhân cách thanh sạch, phẩm chất tự trọng và tấm lòng yêu thương con tha thiết.

2. Luyện tập về nói giảm nói tránh

a.

a) Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.

b) Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.

c) Đây là lớp học dành cho trẻ em khiếm thị

d) Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.

e) Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa, nên chú nó rất thương nó.

b. Các câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh : (a2), (b2), (c1), (d1), (e2). Những câu còn lại không sử dụng cách nói giảm nói tránh.

3. Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp bới miêu tả biểu cảm

a. Kể theo ngôi thứ nhất là ngôi kể mà người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, nói ra cảm tưởng, suy nghĩa của mình

=>Tác dụng: bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật.

Kể theo ngôi thứ ba là người kể giấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp mọi nơi, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của họ, kể linh hoạt, tự do

=>Tác dụng: Tạo ra tính khách quan cho câu chuyện.

Ví dụ:

  • Ngôi kể thứ nhất: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc.
  • Ngôi kể thứ ba: Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió.

Phải thay đổi ngôi kể để câu chuyện thêm sinh động, linh hoạt thú vị, để người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.

b. Tham khảo: Tại đây

  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021