Soạn bài trong lòng mẹ: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a. Tìm các chi tiết miêu tả lời nói, thái độ , cử chỉ của bà cô trong cuộc đối thoại của bé Hồng. Tại sao tác giả lại gọi những cử chỉ ấy "rất kịch"
.......................................................
3. Tìm hiểu về trường từ vựng
a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
............................................................
4. Bố cục của văn bản:
a) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Người thầy đạo cao đức trọng
- Văn bản trên có thể chia làm mấy phần ? Chỉ ra các phần đó.
.......................................................
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Các chi tiết thể hiện thái độ, lời nói của người cô:
- Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với mẹ mày không?
- Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
- ....................
=>Bởi vì người cô mỉa mai,chửi rủa mẹ Hồng rất thảm hại nên được gọi rất kịch
b. Khi nghe những lời giả dối cay độc của bà cô xúc phạm tới mẹ, Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ.
Ngày gặp mẹ, chỉ thoáng thấy thôi, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
=> tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn
c. Hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.
Những câu văn mang dấu ấn hồi kí trong đoạn trích:" Cô tôi vẫn cứ tươi cười....lấy nón che ", " Từ ngã tư....bế em bé chứ"
=> Tác dụng: Thể hiện thái độ khinh khi của bà cô đồng thời đã thể hiện sự căm ghét của Hồng đối với bà cô khi nói xấu mẹ mình=> từ đó thể hiện tình thương của em dành cho mẹ
d. Thể hiện ở:
- Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.
- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm
3. Tìm hiểu về trường từ vựng
a. Các từ in đậm: mặt, mắt, đầu, gò má, đùi, đầu, cánh, tay có nét chung nào về nghĩa đều chỉ bộ phận cơ thể con người. Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
b. Chọn A và điền như sau:
c. Các từ in đậm:
- tưởng, mừng, ngoan : trường từ vựng chỉ thái độ ,trạng thái
- cậu, cậu vàng : trường từ vựng chỉ nhân trong truyện, cụ thể là con chó vàng của lão Hạc
Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên sinh động và có hồn hơn,tránh lặp từ gây nhàm chán.
4. Bố cục của văn bản:
1. Chia làm ba phần : Phần đầu : Đoạn văn đầu tiên; phần giữa : tiếp theo đến “không cho vào thăm”; phần cuối : Còn lại.
2. Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên :
- Phần đầu : giới thiệu khái quát vể nhân vật Chu Văn An.
- Phần giữa : những biểu hiện chứng tỏ thầy Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng.
- Phần cuối : tình cảm của ngưòi đời dành cho thầy Chu Văn An.
=> Các sự việc chính của văn bản được sắp xếp theo trình tự: mạch suy luận
3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên chật chẽ, ràng buộc lẫn nhau:
- Phần đầu là Mở hài giới thiệu nhân vật và nêu chủ đề của văn bản.
- Phần giữa là Thân hài : đây là phần triển khai, cụ thể hóa, làm rõ nội dung nêu ờ Mở bài.
- Phần cuối là Kết hài tóm lại, nhấn mạnh phần nội dung nêu ở thân bài.
4. Bố cục của vàn bản gồm ba phần : Mở bài, Thân bài và Kết bài.
Nhiệm vụ: Mở bài-nêu ra chủ đề của vãn bản, thân bài - trình bày các khía cạnh của chủ đề, kết hài tổng kết chủ đề của văn bản.
=> Các phần của văn bản quan hệ với nhau chặt chẽ
b. Nối như sau:
Ta nối như sau:
- Bố cục của văn bản=> Là sự tổ chức các hoạt động đoạn văn để thể hiện chủ đề
- Mở bài=> Có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản
- Thân bài=> Thường có một đoạn trích nhỏ để trình bày các khía cạnh của chủ đề
- Kết bài=> Tổng kết chủ đề của văn bản
- Nội dung phần thân bài=> Thường được sắp xếp.........................
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Muốn làm thằng Cuội-Hai chữ nước nhà: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Bài toán dân số : Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Cô bé bán diêm: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Hai cây phong: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài tức nước vỡ bờ: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn văn 8 VNEN giản lược
- Soạn bài Ôn dịch thuốc lá: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Hai cây phong giản lược nhất
- Soạn bài lão Hạc: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió: Mục C hoạt động luyện tập