Ôn thi THPT Quốc gia môn Văn chuyên đề Cách làm dạng đề so sánh văn học
Trong những đề thi tốt nghiệp THPTQG những năm gần đây, câu nghị luận văn học thường xuất hiện dạng đề so sánh khiến các bạn thí sinh băn khoăn, không biết nên trình bày như thế nào để bài văn được rõ ràng các lập luận và đủ ý. KhoaHoc xin giới thiệu các dạng đề so sánh thường gặp và cách làm dạng bài này. Xin mời các bạn cùng tham khảo
1. Các dạng đề so sánh văn học thường gặp
- So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học:
- So sánh hai đoạn thơ
- Sosánh hai đoạn văn
- So sánh hai nhân vật
- So sánh cách kết thúc hai tác phẩm:
-So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm
2. Hướng dẫn cách làm dạng đề so sánh văn học
Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạnh văn, hay hai nhân vật .... phương pháp làm bài văn dạng này thông thường có hai cách:
- Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau
- Song song: Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợpvới việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa.
a. Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp. Đây là cách làm bài phổ biến của học sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dục và đào tạo định hướng trong đáp án đề thi. Ưu điểm cách làm này là dễ dàng triển khai các luận điểm trong bài viết, bài viết rõ ràng, không rối kiến thức. Nhược điểm: phần nhận xét điểm giống và khác nhau nếu bạn không thành thạo kĩ năng, nắm chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện. Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Thân bài
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2
- So sánh:
- Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật
- Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học
Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
b. Cách 2: Phân tích song song được hiểu song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng.Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic,sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận diểm của bài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm đó.
Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh
Thân bài:
- Điểm giống nhau
- Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
- Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
- Luận điểm .....
- Điểm khác nhau
- Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
- Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
- Luận điểm.....
Kết bài
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
==> Kết luận:
Hai cách làm bài của kiểu đề so sánh văn học là vậy, mỗi cách làm đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà ta áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài,cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.
Tham khảo thêm nhiều đê thi thử môn Văn các trường THPT dạng bài so sánh, tại đây
3. Một số đề cụ thể
Đề 1: So sánh hai hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A phủ và người đàn bà trong tác phẩm Vợ nhặt.
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Đề 6: Luyện thi THPTQG môn Địa năm 2018
- Câu 4: Trang 36 sgk GDQP-AN lớp 12
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (P3)
- Nêu tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
- Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Nhừng hình ảnh chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết ký của tác giả.
- Phân tích người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa Người đàn bà làng chài - Văn mẫu 12
- Lời giải câu số 8, 18, 27 Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa năm 2017 của trường THPT chuyên ĐHSP
- Giải bài 42 vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P4)
- Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Listening Unit 3: Ways of socialising Cách thức giao tiếp xã hội
- Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa năm 2017 Đề số 18