Văn mẫu 12 bài viết số 3 đề 2a: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

  • 1 Đánh giá

Bài viết tập làm văn số 3 - ngữ văn lớp 12 đề 2: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Sau đây, KhoaHoc gửi đến cho bạn đọc những bài văn mẫu hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung bài gồm:

Back to top

Bài mẫu 1: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Trong thời kì đấu tranh chống giặc cứu nước, người lính trở thành một hình tượng trung tâm được nhiều nghệ sĩ đi vào khai thác, thể hiện. “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng là một trong số những sáng tác như thế. Tác phẩm đã thực sự thành công khi đi vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến trong thời kì kháng chiến chống Pháp trong đó có vẻ đẹp bi tráng là vẻ đẹp nổi bật để lại trong người đọc nhiều xúc cảm.

“Tây Tiến” là bài thơ viết về binh đoàn Tây Tiến nơi nhà thơ đã từng sống và chiến đấu. Những người lính trong binh đoàn phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, vô cùng thiếu thốn về mọi mặt nhưng vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Ở họ có vẻ đẹp tinh nghịch hào hoa của chàng trai đất Hà thành nhưng cũng thật kiêu hùng, can đảm trong cuộc chiến đấu. Miêu tả về họ, Quang Dũng sử dụng bút pháp lãng mạn và cảm hứng ngợi ca khiến cho dù trải qua đau thương, gian khổ thì người lính vẫn hiện lên mang vẻ đẹp thật đặc biệt: bi tráng mà không hề bi lụy.

Chất bi tráng ở đây trước hết có được là do được đặt trên nền của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ mà diễm lệ, thơ mộng mà đầy hoang sơ, bí ẩn. Mảnh đất Tây Bắc vừa là môi trường sống và chiến đấu của người lính nhưng cũng vừa mang trong mình vẻ đẹp riêng. Con người đặt trong đó vừa chan hòa, giao cảm với thiên nhiên lại vừa đối lập và bị thiên nhiên thử thách. Trước cái heo hút của cồn mây, cái gập ghềnh của “dốc thăm thẳm”, của “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, người lính vẫn vượt lên trên, giành về mình thế chủ động. Chinh phục đỉnh cao để nhìn lên và phát hiện ra một hình ảnh đầy dí dỏm: “súng ngửi trời”. Vượt qua núi đá gập ghềnh để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mờ ảo đầy màu sắc của “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Vượt qua ái mệt mỏi của chặng đường hành quân, mở rộng lòng mình ra đón nhận vẻ đẹp bất ngờ của thiên nhiên, của một cánh hoa về trong đêm hơi… Bằng cách đặt nhân vật vào bức tranh thiên nhiên như vậy, Quang Dũng đã khẳng định vẻ đẹp dũng cảm kiên cường nhưng cũng đầu tinh nghịch, lãng mạn của người lính Tây Tiến.


Cũng trong thiên nhiên đó, người lính Tây Tiến xuất hiện với tầm vóc bi tráng, khác thường:


“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”


Gian khổ của chiến tranh đã làm cho hình hài người lính trở nên tiều tụy thế nhưng dưới con mắt lạc quan, đầy sức mạnh và niềm vui sống nó lại trở thành nét rất riêng, thành cái “uy” của họ. Cụm từ miêu tả “dữ oai hùm” vừa thể hiện sức mạnh oai phong lẫm liệt của những người đang cầm súng bảo vệ quê hương, lại vừa ẩn chứa sau đó nét lạc quan, hài hước của họ. Bài thơ xuất hiện một hình ảnh đối lập độc đáo:


“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”


Người lính được khắc họa trong sự hài hòa giữa một chàng trai Hà thành tâm hồn lãng mạn và một người lính dũng cảm kiên cường, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Chúng không hề đối lập mà bổ sung cho nhau, tôn vẻ đẹp của nhau lên.

Những khó khăn mà người lính phải đối mặt là vô cùng, nhiều khi là cả cái chết. Ấy vậy mà khi nói về cái chết, Quang Dũng đã nói đến họ trong những hình ảnh thật đặc biệt:


“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Tư thế “gục lên súng mũ bỏ quên đời” bi tráng, thanh thản, dung dị mà đầy tính truyền cảm. Nó phảng phất chất nghệ sĩ, tài tử, kiêu hùng khi từ giã cuộc sống của người chiến sĩ. Đã ngã xuống mà vãn như tư thế cùng đồng đội tiếp bước hành quân. Đến mảng hồi ức này, ta cảm thấy trong lời thơ của Quang Dũng có sự trầm lắng, xót xa nhưng tuyệt đối không hề bi lụy. Nó làm ta nhớ đến tư thế của anh giải phóng quân thời chống Mĩ hi sinh trên đường bay Tân Sơn Nhất.

“Anh giải phóng quân

Trên đường bay Tân Sơn Nhất

Tì súng trên xác trực thăng

Và anh chết khi đang đứng bắn

Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”

Ngợi ca người lính Tây Tiến, Quang Dũng không hề ngần ngại khi nói đến cái chết của họ. Bởi chính trong cái chết, người chiến sĩ hiện lên càng đẹp đẽ:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Cõi chết trong cách nhìn của Quang Dũng tức cũng là cái nhìn của tất cả những người lính Tây Tiến cũng khác thường và tạo hình dữ dội. Nó nói lên cái tột cùng cơ cực lẫn cái lẫm liệt kiêu hùng. Trong cuộc chiến đấu một mất một còn, “rải rác biên cương mồ viễn xứ” là điều người lính luôn thấu hiểu. Nhưng không vì thế mà nó làm nhụt đi ý chí chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Mỗi người lính Tây Tiến đều tâm niệm: “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, nghĩa là họ tình nguyện cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước, cống hiến thanh thản và trọn vẹn mà không đòi hỏi nhận lại một điều gì cả.

Cái chết thiếu thốn không vì thế mà làm giảm đi vẻ đẹp của người lính. Người chiến sĩ ra đi như một vị anh hùng thần thoại:

“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Tấm áo trước nay người lính vẫn thường hay mặc trở thành “áo bào” đưa anh về với đất mẹ. Và sự ra đi có chứng kiến, tiễn đưa của núi sông, trời đất. Khúc gầm dữ dội của dòng sông khiến cho cái chết trở nên hào hùng. Nó là khúc bi ca tiễn đưa những con người gần gũi nhưng cũng thật vĩ đại.

Người lính hiện lên mang vẻ đẹp bi tráng mà không hề bi lụy. Cái bi tráng thể hiện trong những gian khổ mất mát, đau thương to lớn, nhưng tinh thần lại hiên ngang, bất khuất, coi thường gian khổ, coi thường cái chết; thể hiện trong cái khổ mà vẫn đẹp, chết mà vẫn hùng của người chiến sĩ.

Làm nên vẻ đẹp bi tráng này, điều đầu tiên phải kể đến là cảm hứng và bút pháp lãng mạn của Quang Dũng khi xây dựng hình tượng nhân vật. Cảm hứng lãng mạn hướng tới những cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng của cộng đồng, của dân tộc. Chính nó đã tạo ra ở nhà thơ cái nhìn có tính anh hùng cổ điển trong hình ảnh người lính, đặc biệt trước cái chết của họ. Bút pháp lãng mạn khắc họa người lính Tây Tiến ở những nét phi thường, kết hợp với sắc thái bi tráng trong hình tượng tạo nên tính sử thi đặc biệt của bài thơ, đúc kết lại trong lòng người đọc những tình cảm tốt đẹp.

Góp phần tạo nên vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến còn ở giọng điệu thơ hào sảng với hình ảnh chi tiết có ấn tượng mạnh mẽ. Thiên nhiên và con người vừa đối lập lại vừa đồng điệu. Sự đối lập trong hệ thống hình ảnh, giữa thực tế chiến đấu và đời sống tinh thần phong phú, tinh tế, nhạy cảm; giữa những khó khăn gian khổ với niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Tất cả làm nên hình tượng về người lính Tây Tiến còn lại mãi với thời gian.

“Tây Tiến” là bài thơ ngợi ca hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm, khi “những ngày vui sao cả nước lên đường” đi chiến đấu: “Lớp cha trước lớp con sau / Đã thành chiến sĩ chung câu quân hành”. Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến đã trở thành một biểu tượng đẹp cho tinh thần yêu nước và chiến đấu kiên cường của dân tộc Việt Nam, thêm một “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ…”

Back to top

Bài mẫu 2: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Quang Dũng là nhà chiến sĩ là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, những hình ảnh nổi bật trong bài thơ được Quang Dũng miêu tả rất chi tiết và mang đậm giá trị nổi bật trong phép xây dựng nhân vật của nhà thơ, hình ảnh nổi bật bi tráng nổi bật nhất trong bài thơ là bài Tây Tiến.

Bài thơ nổi bật với những hình tượng ngôn ngữ và nhân vật nổi bật trong tác phẩm, giá trị của nó không chỉ đem lại cho con người những hoài niệm nỗi nhớ và còn đậm nét lên những giá trị về hình tượng người lính trong toàn bộ tác phẩm, hình ảnh người lính hiện lên với những nét kiêu hùng và lãng mạn thể hiện những nét bi tráng trong phong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ.

Với những hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt nhưng đoàn quân tây tiến đã làm nổi lên những giá trị to lớn trong toàn bộ tác phẩm, giá trị của nó không chỉ đem lại những nổi nhớ và khắc họa lên toàn bộ hình ảnh của nhân vật về một giá trị và hình tượng người lính hiện lên với những nỗi nhớ thương da diết và vô cùng mạnh mẽ khắc nghiệt. Những hình ảnh nổi bật được hiện lên trong toàn bộ tác phẩm đã khắc họa sâu sắc trong toàn bộ giá trị của tác phẩm, những hình tượng đó đã khắc họa sâu sắc sự kiên cường và ý chí quyết tâm trong việc xây dựng ngôn ngữ điển hình và nhân vật phong phú.

Dù cho thiên nhiên có khăc nghiệt nhưng những người chiến sĩ vẫn luôn luôn kiên cường và tạo nên những phong cách rất điển hình:

Dốc lên khúc khuỷu sốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây sung ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Dù cho thiên nhiên có khắc nghiệt nhưng hình tượng người lính vẫn luôn nổi bật và điển hình trong cách tạo dựng lên giá trị cho toàn bộ tác phẩm, những giá trị đó làm tăng lên phong cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nhân vật trong tác phẩm. Những giá trị đó đã làm tăng lên những nét điển hình trong nghệ thuật của tác giả với những nét nổi bật đó, tác phẩm hiện lên với những phong cách đặc trưng, người chiến sĩ hiện lên với vẻ oai phong lẫm liệt.

Dù cho không gian thời gian có làm tăng lên mức độ nguy hiểm nhưng điều đó không làm chùi bước kiên trì và sự quyết tâm để làm nên những chiến công lừng lẫy cho đoàn quân Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân anh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Với những nét kiên cường dù cho thiên nhiên có khắc nghiệt làm cho ý chí và lòng quyết tâm của chiến sĩ không hề bị phôi phai, những đoàn binh phải chịu đựng hàng trăm những gian nan và nguy hiểm đó đã tác động xấu đến thân thể của người lính, nhưng nó không làm phôi phai đi tinh thần của người chiến sĩ Tây Tiến.

Dù cho có bao nhiêu gian nan nguy hiểm nhưng những người chiến sĩ của ta vẫn luôn kiên trì bền bỉ và làm nên những giá trị mạnh mẽ và to lớn cho dân tộc ta, những hình ảnh nổi bật trong toàn bộ tác phẩm, đã làm tăng lên sự sống và ý chí quyết tâm đánh thắng được kẻ thù, bao nhiêu gian nan nguy hiểm nhưng không bao giờ chùi bước, điều đó có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tác phẩm, nó làm tăng lên giá trị trong việc sử dụng ngôn ngữ và sự sống của mỗi chúng ta khi ngày hôm nay đang được hưởng những thành quả do những người chiến sĩ đã phải bỏ qua xương máu và tuổi thanh xuân của mình để có thể hoàn thành.

Với hàng loạt những nét nổi bật và điển hình trong toàn bộ tác phẩm, người chiến sĩ Tây Tiến được hiện lên trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt đó là trong những bước chân hành quân đang chinh chiến trên những đặc khu nguy hiểm và vô cùng gian nan, những điều đó làm nên những giá trị to lớn trong toàn bộ tác phẩm của người. Những hình ảnh tiêu biểu và điển hình đó đã khắc họa sâu sắc toàn bộ nhân vật trung tâm trong toàn bộ tác phẩm là hình tượng người lính chiến sĩ, luôn phải chịu đựng những đau đớn do chiến tranh gây lên, và những điều đó đã làm nổi bật lên sự anh dũng kiên cường:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo

Những hình ảnh người lính đang hiện lên ngày càng sâu sắc và mang những ý nghĩa to lớn trong toàn bộ tác phẩm, giá trị của nó không chỉ để lại một người linh luôn kiên trì và vượt qua mọi bước chân nguy hiểm để có thể chiến thắng được kẻ thù, dù cho không gian chiến đấu có nguy hiểm tới mức độ nào đi nữa thì hình tượng người lính vẫn hiện lên vô cùng đặc sắc và độc đáo, tạo dựng nên hình tượng người lính trong toàn bộ tác phẩm.

Hình ảnh người lính đẹp và đang gian nan vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm để có thể làm nên những chiến công lừng lẫy vượt qua bao gian nan để có thể chiến thắng được quân thù, dù cho nguy hiểm nó luôn dình dập đe dọa sự sống của con người nhưng người chiến sĩ của ta vẫn luôn kiên trì vượt qua dù cho nó có bao gian nan và vất vả. Cuộc sống có muôn vàn những khó khăn và vất vả nhưng những người chiến sĩ vẫn luôn vững bước vào một cuộc đời có ý nghĩa và tươi đẹp hơn, những điều đó không chỉ để lại cho con người những động lực để có thể phấn đấu làm nên mọi điều tốt đẹp.

Và người lính hiện lên trong những giấc mơ và mộng gửi về những người thân yêu trong gia đình, dáng kiều thơm đó là những người chiến sĩ đang mơ về một thời đang cắp sách tới trường, và mắt trừng gửi mộng ra biên giới để nói về ý chí quyết tâm đánh thắng được kẻ thù xâm lược của dân tộc Việt Nam, những điều đó có ý nghĩa mạnh mẽ làm sống lên sức sống của con người:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về viên chăm xây hồn thơ

Với những nghệ thuật nổi bật Quang Dũng đã xây dựng lên một hình tượng người lính điển hình, và giá trị đó đã làm tăng lên giá trị về phép sử dụng ngôn ngữ trong phong cách xây dựng nhân vật của tác giả. Với những tình cảm đó tác giả đang dần sống trong những cảm xúc nhớ thương về những điều đã qua, đó là những kỉ niệm hạnh phúc và da diết nhất trong cuộc đời của mỗi con người, cảm xúc đó đã được thể hiện và ngập tràn trong những cảm xúc riêng, nó bao chứa trong đó là tình cảm chân thành và da diết trong cuộc đời của tác giả về chính tâm hồn của mình, với lời thơ đầy cảm xúc tác giả đã thể hiện được mạnh mẽ tâm hồn và trái tim đang nồng nhiệt cảm xúc của chính mình.

Những kỉ niệm đó đã mang đậm những nét đặc sắc và một trái tim đang lên thơ của tác giả, với những nét bi tráng trong việc xây dựng nên hình tượng của nhân vật tác giả, đang được sống trong những khoảnh khắc hoài niệm về quá khứ đã xa, đó là những kí ức ngủ quên, và những kí ức trong ngập tràn cảm xúc của con người, biết được những điều đó, chúng ta sẽ thấy được tài năng của tác giả thật cao siêu và nó mang một ý nghĩa to lớn về tâm hồn cũng như giá trị sống của mỗi con người.

Với tài năng của mình, Quang Dũng đã xây dựng được thành công hình tượng người lính với những tính chất điển hình, và mang đậm giá trị về tài năng và phẩm giá luôn luôn được con người đề cao và cải thiện mỗi ngày.

Back to top

Bài mẫu 3: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Tây Tiến là một bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng, là thành tựu của thơ ca kháng chiến chống Pháp, là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính. Trần Lê Văn đã từng có những nhân xét như: “ Trước Tây Tiến Quang Dũng đã có những khúc dạo đàn khá hay nhưng thật sự chỉ đến Tây Tiến Quang Dũng mới thực sự trình làng một phong cách thơ, một diện mạo thơ”. Đó là một phong cách hồn hậu, hào hoa. Không những thế qua bài thơ Tây Tiến ta thấy được vẻ đẹp bi tráng của những anh hùng Tây Tiến.

Trước hết là khổ thơ đầu của bài, Quang Dũng thể hiện sự thể hiện nỗi nhớ của mình về đoàn quân Tây Tiến thông qua nỗi nhớ áy ta thấy được những hình ảnh bi tráng thể hiện vẻ đẹp của những anh hùng Tây Tiến:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đem hơi”

Nỗi nhớ ấy bắt đầu bằng tiếng gọi Tây Tiến ơi. Tiếng gọi đó sao mà nghe tha thiết như thế , nó như vọng vào không gian của con sông Mã, quay ngược lại với những kỉ niệm thời xưa. Một thời đạn bom nhưng cũng rất vui tươi hào hùng. Nỗi nhớ ây là nỗi nhớ chơi vơi. Hiệp vẫn “ơi” cho ta thấy một cảm giác vang xa nỗi nhớ ấy như vọng vào mấy năm trước để trở về những kỉ niệm vui tươi ấy. Hai địa danh Sài Khao và Mường Lát hiện lên khắc sâu vào nỗi nhớ của tác giả. Hai địa danh ấy gắn với những cuộc hành quân của đoàn quân tây tiến. Thật khá khen cho cái “ đêm hơi”. Đó là sự di chuyển nhẹ nhàng của những chiến sĩ đoàn quân tây tiến hay chính là những hơi sương trong đêm hành quân ấy thể hiện những khó khăn vất vả của đoàn quân.

Cuộc hành quân ấy còn nhiều gian nan và chính những gian nan ấy đã làm nên vẻ đẹp bi tráng của những anh hùng tây tiến:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Những câu thơ ấy đã mang đến những hình ảnh của cuộc hành quân gian khổ của Tây Tiến. những câu thơ với mật độ thanh trắc dày đặc đã cho thây được sự trúc trắc trong chính đường đi của đoàn quân. Nó như lột tả hết những độ cao sâu thăm thẳm mà những đoàn quân tây tiến kia phải vượt qua. Dẫu có xuống nơi vực sâu thăm thẳm hay đến những núi cao tưởng như ngọn súng chạm đến tầng mây kia thể hiển một vẻ đẹp hiên ngang của người lính tây tiến. Những đọ cao độ sâu ấy được tính bằng ngàn thước. mục đích của nó nhâm nhấn mạnh vào những gian khổ mà đoàn quân phải vượt qua. Đến câu thơ cuối thì một dòng toàn thanh bằng lại được xuất hiện như bù lại cho những câu thơ mang nhiều thanh trắc. Sự bằng ấy mang đến cho chúng ta một cảm giác thật sự yên bình.

Những gian nan khó khăn ấy mở nguồn cho hình ảnh đẹp vi tráng của những người lính ấy:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Hình ảnh người lính gục lên súng mũ dãi dầu không bước nữa là một hình ảnh đẹp. câu nói ấy thể hiện sự nói giảm đi cái chết, cái hi sinh của những người chiến sĩ ấy. Đó là một vẻ đẹp bi tráng, cái hi sinh kia là bi nhưng trong cái bi ấy ta lại thấy một cái tráng lệ vô cùng. Mất đi nhưng người lính ấy chết trong tư thế nhẹ nhõm không đau đớn chỉ là bỏ quên đời thôi. Tác giả lại nhớ đến những kỉ niệm với những buổi chiều và ban đêm với những con thú dữ gầm rú lên. Quang Dũng nhớ những đem mùa nếp xôi ở Mai Châu.

Đến đoạn thơ tiếp theo hình ảnh những người lính Tây tiến hiện lên với những đêm liên hoan văn nghệ trên mảnh đất Lào với những cô gái Viên Chăn xinh đẹp kiều diễm với tình dân quân thân thiết đẹp sao. Và từ những đêm liên hoan ấy những người con của tổ quốc lại ra đi trong buổi chiều với sự quyến luyến của bao người. và từ đó hình ảnh của những chàng trai Tây Tiến cũng hiện lên thật khổ cực mà lại thật oai hùng:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Những cô gái Viên Chăn trong đêm liên hoan ấy e ấp trong những điệu kèn tiếng trống. sau đêm liên hoan ấy những chàng trai tây tiến lại lên đường ra đi để bảo vệ biên giới. Hình ảnh những người chiến sĩ tây tiến hiện lên với những ngoại hình cụ thể:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Đây là những câu thơ tả về những người chiến sĩ tây tiến. Những người lính ấy xuất hiện với hình ảnh một đoàn binh không mọc tóc. Những câu thơ có thể hiểu theo hai cách. Đó là đoàn quân ấy cắt tóc đi để phù hợp với điều kiện chiến đấu gian khổ. Hay cũng có thể hiểu rằng sinh hoạt trong chốn rừng thiêng nước độc rửa chân rụng lông, gội đầu rụng tóc. Hay nó chính là kết quả của những trận sốt rét rừng. Dù hiểu cách thì đoàn quân Tây Tiến vẫn hiện lên thật đẹp. Hình ảnh quân xanh màu lá là những hình ảnh gầy gò ốm nhưng không hề yếu mà vẫn dữ oai hùm. Mắt trừng gợi cho ta liên tưởng đến sự căm thù giặc của những anh hùng tây tiến. Hay đó chính là sự thức trắng không ngủ được vì lo cho biên giời hoặc mở mắt để nhớ những bóng kiều thơm kia. những câu tho này được coi là mộng rớt buồn rơi.

Những đoạn thơ cuối bài là đoạn thơ thể hiện rõ nhất vẻ đẹp bi tráng của những anh hùng Tây Tiến:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. ”

Đó sự hi sinh của những người chiến sĩ ấy, họ phần lớn là những trí thức Hà Thánh ngày đêm nghĩ đến que nhà với những bóng hồng trong tim mong một ngày nào đó sẽ được gặp lại mà giờ đây có những người mồ rải rác khắp biên cương. Đó chính là cái bi của vẻ đẹp người lính. Nhưng nó lại rất tráng vì người ta chết đi vì lí tưởng cao cả của mình thì đó chính là cái chết đẹp. Những áo bào thì thay bằng chiếu thể hiện sự giản dị của những người lính. Chiến trường khắc nghiệt làm cho anh phải ra đi chỉ có mảnh chiếu che thân. Và con sông Mã một mình vang lên khúc nhạc như đưa tiễn linh hồn các anh về nơi an nghỉ cuối cùng.

Qua đây ta thấy được những vẻ đẹp bi tráng của những chiến binh tây tiến, cảm nhận được như thế chúng ta càng thêm yêu hơn những con người vì quê hương mà quyết tâm gìn giữ thà hi sinh tất cả cũng không chịu rời bước để rồi trở thành một bức tượng đài bằng thơ vĩnh cửu với thời gian.

Back to top

Bài mẫu 4: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Với hồn thơ hào hoa và lãng mạn, nhà thơ đã khắc họa nên hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến, trong bài thơ cùng tên, không chỉ mang đậm chất hào hoa, lãng mạn mà hơn hết đó là vẻ đẹp bi tráng của những tượng đài bất tử.

Bi tráng chính là nỗi buồn, là hiện thực khốc liệt của chiến tranh, là những hy sinh, mất mát, đau thương. Nhưng bi chứ không lụy, nỗi buồn ấy không làm lụi tàn ý chí và niềm tin mà ngược lại, nỗi buồn ấy đã hóa thành sức mạnh, thành ý chiến đấu kiên cường. Đây cũng chính là giọng điệu chủ đạo mà Quan Dũng sử dụng trong bài thơ Tây Tiến.

Nhớ về Tây Tiến là nhớ về rừng, về núi. Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa thơ mộng trữ tình, lại vừa hoang sơ hùng vĩ. Đó là những địa danh xa lạ, những cung đường “khúc khuỷu”, quanh co, những vực cao sâu “nghìn thước”, tất cả như muốn thách thức, cản trở bước chân chinh phục của những chàng trai Hà thành:

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Nghìn thước lên cao, nghìn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Không chỉ vậy, núi rừng Tây Bắc ngày ấy là nơi ngự trị của biết bao hiểm nguy rình rập người lính:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Đối diện với những khó khăn, vất vả, người lính chỉ biết trân mình chịu đựng để bước tiếp cuộc hành trình. Cách ngắt nhịp dồn dập, những từ láy toàn phần, những âm điệu trúc trắc như càng khắc sâu hơn những chặng đường nguy hiểm. Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình tượng con người hiện ra với dáng vẻ hiên ngang cùng với ý chí kiên cường mà không trở ngại nào có thể làm cho tàn lụi. Thế nhưng, hình ảnh đầu tiên về người chiến sĩ trong bài thơ này cũng chính là hình ảnh xót xa, đầy cảm động:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Có lẽ những khó khăn và vất vả trên chặng đường đã vắt kiệt sức lực của chàng trai trẻ. Tác giả rất tinh tế khi sử dụng từ láy “dãi dầu” để nói về những khó khăn, chịu đừng mà người lính Tây Tiến phải trải qua, để đến lúc mỏi mệt, họ mỏi gối, chùn chân. “không bước nữa”, khép lại hành trình thực hiện nghĩa vụ lớn lao của cuộc đời. Nói về sự hy sinh, nhưng tác giả không hề dùng bất cứ từ ngữ nào để nói về mất mát, chia lìa, chỉ với cụm từ “bỏ quên đời” để gợi nhớ với một niềm tự hào to lớn. Người lính hy sinh nhưng đầu vẫn đội mũ, vẫn giữ chặt cây súng trong tay. Họ ra đi, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ, không quên lý tưởng của mình.

Nhưng sự hy sinh của người chiến sĩ ấy chỉ là một trong những sự hy sinh của những đồng chí, đồng đội nơi chiến tuyến. Đi dọc suốt bài thơ, sự hy sinh và chia lìa dù không trực tiếp nhưng cũng thể hiện ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở khổ thơ thứ ba, với câu thơ:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”

“Rải rác” là từ láy, để nói lên mức độ bao phủ của một thứ gì đó mà trong câu thơ này đã định danh đó là “mồ viễn xứ”. Trong câu thơ này, “rải rác” không hề chỉ sự thưa thớt, xa vắng mà nó lại gợi lên mật độ nhiều và không thể nào định lượng được những nắm mồ gửi lại giữa chặng đường của kẻ lữ hành dang dở. Những từ ngữ Hán – Việt như “biên cương”, “viễn xứ” làm câu thơ thở nên trang trọng và linh thiêng như chính tâm hồn và ý chí của những chàng trai trẻ bởi tất cả họ cùng cất lên một ý chí chiến đấu kiên cường:

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Họ “chẳng tiếc đời xanh” vì một lẽ hiển nhiên mà bất cứ người trai nào trong thời kỳ này đều phải thực hiện: “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Họ đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, của non sông, đi theo lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Bác Hồ và đi theo tiếng gọi của chính trái tim mình:

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ, như cha, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta sẽ chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”

Họ sẵn sàng bỏ lại ước mơ, bỏ lại mái trường, bỏ lại những tình cảm thân thương, lên đường bảo vệ quê hương được trọn vẹn:

“Mẹ thà coi như chiếc lá bay

Chị thà coi như là hạt bụi

Em thà coi như hương rượu say”

Vì vậy, họ chẳng tiếc đời xanh, chẳng tiếc tuổi trẻ bởi họ đã sống đúng với lý tưởng và hoài bão ước mơ. Đây chính là một biểu hiện hùng hồn cho tinh thần bi tráng của bài thơ. Con người ta vượt lên tất cả những tình cảm tủn mủn, nhỏ nhặt đế sống vì cái lớn lao, sống vì lý tưởng cao đẹp.

Bài thơ đã nhiều lần nói về cái chết, nhưng cái chết nào cũng đẹp, cái chết nào cũng hiên ngang, cái chết nào cũng tạc nên “dáng đứng Việt Nam” bất diệt, dẫu tiễn đưa họ không phải là cờ hoa, biểu ngữ, cũng không phải là những tiếng đại bác đưa tiễn vong linh hay những bài điếu văn ca ngợi chiến công lừng lẫy, họ ra đi rất âm thầm trong vòng tay đồng đội, với chiếc áo nâu sòng của người bạn gửi vội thay cho manh chiếu không thể tìm được giữa rừng, cùng với đó là sự xót xa của thiên nhiên tiễn biệt người bạn đồng hành suốt chặng đường ngược dòng sông Mã:

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Ở đây, chất bi tráng được thể hiện rõ ràng nhất, với sự trang trọng bao hàm nỗi xót xa. Cả thiên nhiên, núi rừng cùng cất lên khúc hát tiễn đưa, như giai điệu trầm hùng của khúc ca “Hồn tử sĩ”. Vẻ đẹp bi tráng hiển hiện trong từng câu thơ, trong từng hình ảnh nhưng chỉ khi dừng lại ở bức chân dung người lính, tinh thần ấy, vẻ đẹp ấy mới được bộc lộ một cách rõ ràng và cụ thể.

Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Quang Dũng đã phác họa Tây Tiến với những đường nét, hình khối, màu sắc trong tâm tưởng, đó là những ký ức không bao giờ phai nhạt, đôi khi, những ký ức ấy lại còn được đệm thanh âm, giai điệu để trở nên xót xa như chính tâm hồn của tác giả khi nhớ lại thời kỳ chiến đấu kiêu hùng trên mặt trận phía Tây. Có thể nói, Quang Dũng đã tạc nên một tượng đài bất tử về hình ảnh người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đó là tượng đài tập thể gân guốc, oai phong, nghiêm trang và đẹp một cái kiêu hùng.

Chiến tranh là có mất mát, hy sinh. Đã có biết bao tác phẩm nói lên điều đó. Nhưng nét riêng của Quang Dũng chính là thể hiện sự hy sinh ấy một cách hào hùng. Cả bài thơ nói về cái chết, nói về sự hy sinh, nhưng không hề xuất hiện hai từ ngữ ấy trực tiếp. Đó chính là cái hay, là cái mạnh mẽ và kiên cường. Để rồi một tượng đài liệt sĩ được dựng lên trên thực tại khắc nghiệt bằng cái mạnh mẽ và kiên cường ấy, tạo nên vẻ đẹp bi tráng bất tử trong văn học Việt Nam.

Back to top

Bài mẫu 5: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Trong cuộc khánh chiến cứu nước ( 1945 – 1954) của dân tộc, những người lính có vị trí rất quan trọng. Vì vậy, họ không chỉ là biểu tượng đẹp đẽ cho con người Việt Nam mà trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm, đặc sắc trong nhiều tác phẩm . Một trong những bài thơ độc đáo và được đánh giá là đã dựng nên một tượng đài mới về người lính cụ Hồ chính là Tây Tiến của Quang Dũng.

Để nói hết lên vẻ đẹp bi tráng của người lính trong chiến tranh, nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Bút pháp này có khuynh hướng tô đậm những cái đặc biệt, cái khác thường và sử dụng thu pháp đối lập nhằm tác động mạnh mẽ vào cảm quan, gây ấn tượng mạnh sâu sắc cho người đọc. Vì vậy, đọc bài thơ Tây Tiến ấn tượng mãnh mẽ nhất về người lính Tây Tiến chính là phẩm chất cam trường, quả cảm nhưng cũng rất lãng mạn, nên thơ. Hai phẩm chất này đan cài hòa quyện vào nào tạo nên một tượng đài về anh lính cụ Hồ của tầng lớp tri thức, tiểu tư sản.

Trước hết để nói về vẻ đẹp bi tráng của người lính, Quang Dũng đã dựng nên một khung cảnh thiên nhiên khốc liệt đầy gian nan, thử thách . Đấy chính là nơi những người linh Tây Tiến từng đi qua, đã từng chiến sống và chiến đấu. Trong con mắt đầy cảm hứng lãng mạn và giàu trí tưởn trượng của người lính, những cảnh vật ấy lại càng trơ nên hùng hãn, dữ tợn. Tất cả đều như muốn án ngữ, đe dọa, vồ chụp lấy con người.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời


Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm mường hịch cọp trêu người”

Thực ra, đứng trước thiên nhiêu dữ dội con người không hề sợ hãi mà con làm tôn lên vẻ kỳ vĩ, khỏe đẹp của con người.Bằng việc sử dụng thiên nhiên làm nên cho sự xuất hiện của người lính Tây Tiến. Bởi lẽ trên cái đỉnh núi cheo leo hiểm trở kia chúng ta vẫn thấy dáng vẻ sừng sững, ngang tàn đầy tình sáng tạo của nhà thơ. Từ độ cao, độ sâu ngàn mét kia tầm mắt người lình vân thâu tóm vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, của những bản làng trong cơn mưa rừng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Tuy nhiên vẻ đẹp bi tráng của người lính thẻ hiện rõ nhất qua đoạn thơ:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Một đoàn quân với hình hài thật kỳ dị “không có tóc” nước da “xanh tàu lá” . Một hình ảnh trần trụi và khốc liệt về người lính ngày ấy. Họ phải sống chiến đấu nơi nước độc rừng thiêng, sốt rét liêng miền, thiếu ăn, thiếu thuốc men phương tiện. Điều này đã tàn phá sức khỏe của họ, mái tóc đã rụng trọc, nước da thì xanh xao nhưng lấy cái “bi” để toát lên cái “tráng” mới là dụng ý thật sự của nhà thơ. Bởi trong dáng vẻ kỳ dị xanh xao đó họ vẫn toát lên cái bừng bừng khí thế “dữ oai hùm” của đoàn binh. Cách miêu tả mang tính tương phản giữa ngoại hình và nội tâm đã làm toát lên vẻ đẹp tinh thần của người lính năm xưa.

Nhưng họ sống anh hùng thì chết cũng thật anh hùng. Trong bài thơ, nhiều lần Quang Dũng đã nói về cái chết, những âm hưởng bài thơ không hề có cảm giác bi lụy mà vẫn mạnh mẽ hào hùng vẫn truyền đến tay người đọc cái tinh thần quả cảm của lớp người ra trận ngày ấy. Bời họ những người lính chỉ “gục bên súng mũ, bỏ quên đời” sự ra đi của họ thật nhẹ nhàng. Đó là tư thế không chịu lùi bước không chịu khuất phục và cái chết của họ giống như đi vào một giấc ngủ “bỏ quên đời” rất thanh thản nhẹ nhàng.

Đúng vậy, dấn thân vào nguy hiểm họ biết rõ sự gian khổ và ác liệt. Vì thế những “nấm mồ viễn xứ” nằm rải rác biên cương có thể ghê sợ và ớn lạnh nhưng với những người lính Tây Tiến không là gì cả. “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đây chính là lời thề, quan niệm sống, phương châm sống của các những người lính – những người có trách nhiệm công dân đối với Tổ Quốc. Để rồi khi các anh ngã xuống bộ quân phục của các anh hóa thành những chiếc “áo bào” để đưa các anh về với đất mẹ quê hương. Nói về sự bi thương nhưng bằng hàng loạt các từ hán việt như “áo bào” “ độc hành” đã gợi nên nét cổ kính trang trọng những không quá xa cách. Chữ “về” đã là nhịp cầu nối tiếp để các anh nằm vào lòng mẹ tổ quốc thân yêu. Và dòng sông Mã gắn với vui buồn của các anh đã “gầm lên khúc độc hành”. Chỉ bằng âm thanh “gầm” ấy Quang Dũng đã truyền được vào câu thơ tất cả nỗi đau đớn, bi tráng của người chiến sỹ.

Có thể nói bằng tâm hồn thơ phong phú, giàu tài năng, sáng tạo Quang Dũng đã rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người lính thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Những người lính thủ đổ – những con người mà tinh thần quả cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng tifh cảm cách mạng trong sánh đến này vân là bài học nhân sinh cần thiết cho chúng ta. Bài thơ Tây Tiến đã khắc họa rõ nét hình tượng người lính như một tượng đài bất tử về người lính vô danh một thời đánh giặc không thể nào quên.

Back to top


  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021