Ý nghĩa kinh tế của đai nhiệt đới gió mùa Ôn tập Địa 7
Ý nghĩa kinh tế của đai nhiệt đới gió mùa - Địa lí 7 được KhoaHoc giải thích chính xác trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Câu hỏi: Ý nghĩa kinh tế của đai nhiệt đới gió mùa?
Lời giải:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Đền nhiệt cao, ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
- Hoạt động sản xuất khác và đời sống: Để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch...đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á
- Nguyên nhân hình thành gió mùa: Do sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương vào mùa đông và mùa hạ.
- Mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.
- Mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh, càng về gần Xích đạo gió ấm dần lên.
- Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC.
- Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.
- Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vị trí gần hay xa biển, sườn núi đón gió hay khuất gió.
- Mùa mưa (tháng 5 - 10), chiếm 70 - 95% lượng nước cả năm; mùa khô (tháng 11 - 4).
- Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều.
=> Dễ gây hạn hán hoặc lụt lội.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn
+ Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có Biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm. Ở những sườn đồi núi đòn gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 - 4000mm. Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
Câu hỏi ôn tập Địa lí 7 được giáo viên KhoaHoc trả lời chi tiết, chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức, giải đáp các câu hỏi cùng bài tập khó nhằm học tốt môn Địa lớp 7. Chuyên mục Soạn Địa lí 7 không chỉ bao gồm các bài soạn mà còn tổng hợp tất cả các câu hỏi ôn tập kiểm tra chia thành nhiều phần tương ứng với chương trình học môn Địa lí lớp 7 nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Nam Mĩ Ôn tập Địa 7
- Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mỹ Ôn tập Địa 7
- Phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Ôn tập Địa 7
- Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới Ôn tập Địa 7
- Tại sao sản lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực giảm? Ôn tập Địa 7
- Bùng nổ dân số là hiện tượng? Ôn tập Địa 7
- Phân biệt lục địa và châu lục? Ôn tập Địa 7
- Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây Ôn tập Địa 7
- Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất Ôn tập Địa 7
- Đặc điểm hình thái bên ngoài của các chủng tộc trên thế giới? Ôn tập Địa 7
- Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về Ôn tập Địa 7
- Giải thích vì sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng Ôn tập Địa 7